Đáp án tiếng việt 5 Chân trời bài 5: Những con hạc giấy

Đáp án bài 5: Những con hạc giấy. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 56. NHỮNG CON HẠC GIẤY

Khởi động         

Nói 2 - 3 câu giới thiệu về một nhân vật có ý chí, nghị lực mà em biết.

Đáp án chuẩn:

Một nhân vật có ý chí và nghị lực mà em rất ngưỡng mộ là Stephen Hawking, một nhà vật lý thuyết và vũ trụ học nổi tiếng thế giới. Dù phải sống với căn bệnh teo cơ suốt phần lớn cuộc đời, ông không chỉ vượt qua những hạn chế về thể chất mà còn đạt được những thành tựu vĩ đại trong lĩnh vực khoa học.

ĐỌC: NHỮNG CON HẠC GIẤY

Câu 1: Giới thiệu về cô bé Xa-xa-ki Xa-đa-kô:

Đáp án chuẩn:

- Trước khi bị nhiễm phóng xạ: khỏe mạnh, nhanh nhẹn.

- Sau 10 năm nhiễm phóng xạ: sức khoẻ của em bị giảm sút nhanh chóng, phải nằm viện để chữa trị bệnh máu trắng.

Câu 2: Tìm những từ ngữ và hình ảnh cho thấy Xa-đa-kô bình tĩnh và hi vọng mình sẽ khỏi bệnh.

Đáp án chuẩn:

"Lặng lẽ nén đau, miệt mài gấp hạc" cùng với sự hỗ trợ từ trẻ em toàn nước Nhật, đã tới tấp gửi hàng nghìn con hạc giấy đến cho em.

Câu 3: Trẻ em Nhật Bản và học sinh thành phố Hi-rô-si-ma đã làm những việc gì khi biết chuyện về Xa-đa-kô? Em có nhận xét gì về những việc làm đó?

Đáp án chuẩn:

- Khi Xa-đa-kô nằm viện: gửi hàng nghìn con hạc giấy đến cho Xa-đa-kô.

- Sau khi Xa-đa-kô mất đi: Trẻ em Nhật Bản và học sinh thành phố Hi-rô-si-ma đã quyên góp tiền xây dựng Tượng đài Hòa bình cho trẻ em

=> Những hành động này thể hiện tình thần đoàn kết, lòng biết ơn, và cam kết với mục tiêu hoà bình.

Câu 4: Tóm tắt câu chuyện bằng 4 - 5 câu.

Đáp án chuẩn:

Xa-xa-ki Xa-đa-kô, một cô bé may mắn sống sót sau vụ ném bom nguyên tử ở Hi-rô-si-ma, phải đối mặt với bệnh máu trắng do phóng xạ. Với niềm tin vào truyền thuyết về việc gấp một nghìn con hạc giấy, Xa-đa-kô đã nỗ lực chiến đấu với bệnh tật nhưng em vẫn không qua khỏi.

Câu 5: Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em khi đọc dòng chữ khắc dưới chân tượng đài.

Đáp án chuẩn:

Em cảm thấy xúc động và trân trọng giá trị của hoà bình. Câu chuyện của Xa-đa-kô nhắc nhở chúng ta về sự quý giá của cuộc sống và tầm quan trọng của việc bảo vệ hạnh phúc, hoà bình cho thế hệ tương lai.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG ĐOẠN VĂN BẰNG CÁCH DÙNG TỪ NGỮ NỐI

Câu 1: Đọc các đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:

a. Mùa xuân xuất hiện trên những chồi non lấm tấm. Cùng với mùa xuân là những hạt mưa bụi và hương bưởi, hương cau xôn xao. Nhưng bầy chim én vẫn vắng bóng vì chúng còn mải chơi ở tận phương nam. Đến khi chị gió gọi nhắc, chúng mới sực nhớ ra mình là sứ giả của mùa xuân. Thế là lũ én ríu rít nối đuôi nhau trở về.

Võ Thu Hương

b. Sàn nhà rông của người Ba Na cách mặt đất khoảng hai mét. Họ làm cầu thang dành cho nam ở bên trái, cầu thang dành cho nữ ở bên phải. Ngoài ra, ở chính giữa còn có cầu thang dành cho già làng.

Tô Kiên

- Mỗi từ ngữ được in đậm trong từng đoạn văn có tác dụng gì?

- Tìm thêm từ ngữ khác có tác dụng như các từ ngữ in đậm trong từng đoạn văn.

Đáp án chuẩn:

- Nối các câu văn.

- Từ ngữ: cùng với.

Câu 2: Xác định các từ ngữ có tác dụng nối được dùng để liên kết các câu trong đoạn văn sau:

Ông tớ bảo nếu như cánh đồng là bộ mặt của làng, núi đồi là sức vóc của làng, thì con suối chính là linh hồn của làng. Còn bố tớ thì kể từ thời bố còn nhỏ đến giờ, con suối đã thay đổi nhiều rồi vì mùa mưa lũ suối lại bồi bên này và lở bên kia. Nhưng bụng suối vẫn chứa đầy tôm cá, chứa nước mát lành. Không những thế, bụng suối còn chứa cả những viên sỏi, viên đá lấp lánh thật đẹp.

Theo Văn Thành Lê

Đáp án chuẩn:

Từ nối: Còn, Nhưng, Không những thế.

Câu 3: Tìm một từ ngữ có tác dụng nối thay cho để liên kết các câu trong mỗi đoạn văn sau:

a. Trời đang nắng chang chang. mây đen ùn ùn kéo đến. Bầu trời tối sầm lại. mưa ào ào trút xuống.

b. Mùa đông, những cành bàng khẳng khiu, trụi lá. khi mùa xuân đến, mỗi đầu cành bật ra một mầm bé xíu, xanh non. những mầm xanh ấy cứ mỗi ngày một lớn, xanh bóng dưới ánh mặt trời.

Đáp án chuẩn:

a. Bỗng, rồi.

b. Thế nhưng, rồi. 

Câu 4: Viết 3 - 4 câu về sự thay đổi của bầu trời, cây cối,... khi mùa xuân đến, trong đó có sử dụng từ ngữ có tác dụng nối để liên kết các câu. Chỉ rõ các từ ngữ đã được sử dụng.

Đáp án chuẩn:

Khi mùa xuân đến, bầu trời trở nên trong xanh. Nắng ấm về làm cho cảnh vật dường như được khoác lên một tấm áo mới. Khi ấy, cây cối bắt đầu đâm chồi nảy lộc, bừng sức sống sau một mùa đông dài lạnh giá. Các từ ngữ có tác dụng nối đã được sử dụng ở đây bao gồm "Khi", "Tiếp đến", và "Đặc biệt", giúp liên kết các ý một cách mạch lạc và hài hòa.

VIẾT: TÌM Ý CHO ĐOẠN VĂN THỂ HIỆN TÌNH CẢM, CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ

Đề bài: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về một bài thơ mà em thích.

Câu 1: Dựa vào kết quả bài tập 2 trang 101, tìm, sắp xếp và ghi lại những ý chính cho đoạn văn.

Đáp án chuẩn:

- Giới thiệu bài thơ "Đất nước”- nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.

- Cảm xúc: tình yêu đất nước cháy bỏng và sự kiêu hãnh dân tộc qua từng câu chữ. 

- Nội dung và ý nghĩa: hình ảnh đẹp về đất nước, con người Việt Nam trong cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ tổ quốc. 

- Sự liên hệ: giá trị của tự do, độc lập và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc gìn giữ và xây dựng đất nước. 

- Lời kết: không chỉ là một tác phẩm văn học xuất sắc mà còn là nguồn cảm hứng bất tận cho em trong cuộc sống hàng ngày. 

Câu 2: Viết 1 - 2 câu giới thiệu bài thơ mà em thích.

Đáp án chuẩn:

Lâm Thị Mỹ Dạ với bài thơ “Chuyện cổ nước mình” đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng. Bài thơ được mở đầu bằng lời khẳng định về tình yêu dành cho “chuyện cổ”: “Tôi yêu chuyện cổ nước tôi”. 

VẬN DỤNG

Kể lại câu chuyện “Những con hạc giấy” cho người thân.

Đáp án chuẩn:

Mỹ quyết định ném cả hai quả bom mới chế tạo xuống hai thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki. Khi Hi-rô-si-ma bị ném bom, cô bé Xa-xa-ki Xa-đa-kô mới hai tuổi đã may mắn thoát nạn. Nhưng em bị nhiễm phóng xạ. Nằm trong bệnh viện nhưng cô bé ngây thơ tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con hạc bằng giấy thì sẽ khỏi bệnh. Nhưng Xa-đa-kô vẫn không qua khỏi, mặc dù em đã gấp được hơn một nghìn con hạc giấy.

Xúc động trước cái chết của Xa-đa-kô, học sinh thành phố Hirô-si-ma đã quyên góp tiền xây tượng đài Hòa Bình cho những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác