Đáp án tiếng Việt 5 chân trời bài: Ôn tập cuối học kì I

Đáp án Đáp án tiếng Việt 5 chân trời bài: Ôn tập cuối học kì I. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết

BÀI 34. ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I

TIẾT 1

Câu 1: Bắt thăm, đọc thành tiếng bài “Chiều thu quê hương” và trả lời câu hỏi:

1. Đọc đoạn từ đầu đến “xoè cánh áp con” và trả lời câu hỏi:

Khu vườn chiều thu được tả bằng những màu sắc nào?

2. Đọc đoạn từ đầu đến “xoè cánh ấp con” và trả lời câu hỏi:

Những âm thanh trong vườn thu gợi cho em cảm giác gì?

3. Đọc đoạn từ “Hoa mướp” đến hết và trả lời câu hỏi:

Hai câu thơ: “Võng khoai lang xoè lá ra nằm sưởi/ Cùng với mẹ gà xoè cánh ấp con.” giúp em hình dung điều gì về cuộc sống ở quê hương tác giả?

4. Đọc đoạn từ “Hoa mướp” đến hết và trả lời câu hỏi:

Bài thơ thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương?

Đáp án chuẩn:

1. Màu xanh của lá mía, màu vàng rực của hoa mướp cuối mùa, màu xanh của trời, màu vàng của nắng,....

2. Những âm thanh trong vườn thu cho em cảm giác bình yên, dịu mát trong tâm hồn.

3. Hình dung về cuộc sống ấm no, đủ đầy, thanh bình ở làng quê.

4. Bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến, gắn bó, trân trọng và biết ơn của tác giả đối với quê hương.

Câu 2: Chia sẻ với bạn về một hình ảnh so sánh hoặc nhân hoá có trong bài thơ “Chiều thu quê hương”.

Đáp án chuẩn:

hình ảnh so sánh đặc sắc và đầy ấn tượng là "Tiếng lao xao như ai ngả nón chào". Hình ảnh này mang lại cho ta cảm giác gần gũi, thân thiết, khi nhà thơ so sánh tiếng lao xao của lá, như là hành động của một người đang ngả nón chào. Nó gợi lên hình ảnh của một buổi chiều thu yên bình.

TIẾT 2

Câu 1: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu:

Sớm nay trong vườn nhà

Ong siêng năng làm mật

Hoa rủ nhau khoe sắc

Chim chuyên cần bắt sâu.

Ngân Anh

a. Chỉ ra cặp từ đồng nghĩa trong đoạn thơ.

b. Nêu tác dụng của việc sử dụng cặp từ đồng nghĩa đó.

Đáp án chuẩn:

a. Siêng năng - chuyên cần.

b. Giúp cho cách diễn đạt được linh hoạt mà vẫn chuyển tải được trọn vẹn nội dung.

Câu 2:  Tìm 2 - 3 từ ngữ đồng nghĩa có thể thay cho mỗi trong từng câu sau:

a. Ánh nắng qua kẽ lá thành những chùm hoa nắng lung linh trên mặt đất

b. Thời tiết ở đây rất khắc nghiệt, mùa hè , còn mùa đông lại

Đáp án chuẩn:

a. xuyên - soi - chiếu - rọi.

b. oi bức/nắng gắt - lạnh giá/lạnh cóng.

Câu 3: Đặt câu có từ “vai” với mỗi nghĩa sau:

a. Phần cơ thể nối liền hai cánh tay với thân.

b. Bộ phận của áo che hai vai.

Đáp án chuẩn:

a. Chú ấy có thể vác cả bao gạo trên vai.

b. Vai áo mẹ tôi sờn bạc.

Câu 4: Viết đoạn văn (từ 4 đến 5 câu) tả một vườn rau hoặc vườn hoa, trong đó có dùng 2 - 3 từ đồng nghĩa chỉ màu sắc hoặc hương thơm. Chỉ ra các từ đồng nghĩa đã sử dụng.

Đáp án chuẩn:

Vườn hoa nhà tôi là một bức tranh sống động với đủ sắc màu rực rỡ. Mỗi sớm mai, ánh nắng le lói qua kẽ lá, làm lộ ra những bông hoa hồng với màu đỏ thắm, màu son chói lọi, tỏa ra hương thơm ngọt ngào, quyến rũ. Đặc biệt, không gian vườn càng trở nên lung linh huyền ảo khi hoàng hôn buông xuống, ánh sáng nhẹ nhàng nhuộm màu tím mộng mơ lên những cánh hoa, mang đến cảm giác bình yên, thư giãn tuyệt vời.

TIẾT 3

Câu 1: Xếp các từ in đậm trong đoạn văn sau vào nhóm thích hợp:

Trinh dẫn tôi vào vườn, bí mật:

- Lại đây tớ cho xem cái này, hay lắm!

Đến góc ao, Trinh vít cành ổi xa nhất xuống, chỉ cho tôi xem một chùm hoa trắng muốt:

- Cậu xem, thích không? Cả một chùm mọc sát nhau nhé! Cây ổi này là giống ổi găng, ngon nhất vườn đấy. Qủa to, cùi dày, ăn giònthơm chẳng kém gì lê. Tớ phát hiện ra chùm hoa này, tuyệt không? Một, hai, ba..sáu, bảy, tám…phải hơn chục hoa là ít. Mà lại nở chụm vào một đầu cành mới thích chứ!

Thấy tôi chăm chú nhìn chùm hoa ổi, Trinh nói tiếp:

- Tớ có một dự định này, Trang ạ. Rất thú vị nhé!

Theo Trần Hoài Dương

Đáp án chuẩn:

- Danh từ: vườn, ao, ổi găng, quả, hoa.

- Động từ: dẫn, vít, phát hiện, nở.

- Tính từ: xa, trắng muốt, dày, giòn, thơm, ít.

- Đại từ: tôi, tớ.

Câu 2: Chọn đại từ phù hợp trong khung thay cho mỗi trong đoạn văn sau:

(ai, đó, nó, ta)

Thầy mỉm cười rồi nói:

- Lúa gạo quý vì phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được. Vàng cũng quý vì rất đắt và hiếm. Còn thì giờ đã qua thì không ai lấy lại được, đáng quý lắm. Nhưng lúa gạo, vàng bạc, thì giờ vẫn chưa phải là quý nhất. Ai làm ra lúa gạo, vàng bạc, biết dùng thì giờ? chính là người lao động các em ạ. Không có người lao động thì không có lúa gạo, không có vàng bạc, nghĩa là tất cả mọi thứ đều không có, và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị mà thôi.

Theo Trịnh Mạnh.

Đáp án chuẩn:

ta - nó - ai - đó.

Câu 3: Thực hiện yêu cầu:

a. Dựa vào nội dung bài đọc “Lễ ra mắt Hội Nhi đồng Cứu quốc” trang 72, 73 và các câu trả lời của bạn Chương, thay bằng các câu hỏi phù hợp để hoàn chỉnh đoạn phỏng vấn sau:

Phóng viên: - Đố bạn biết ?

Chương: - Đội Nhi đồng Cứu quốc được thành lập vào ngày 15 tháng 5 năm 1941 tại thôn Nà Mạ.

Phóng viên: - Khi mới thành lập, ?

Chương: - Hội có 5 đội viên

Phóng viên: - ?

Chương: Kim Đồng, Cao Sơn, Thủy Tiên, Thanh Thủy, Thanh Minh.

Phóng viên: - ? ?

Chương: - Tớ thích nhất bí danh Kim Đồng vì bí danh mang ý nghĩa “chú bé gang thép”.

b. Chỉ ra các đại từ đã sử dụng ở bài tập a.

Đáp án chuẩn:

Phóng viên: - Đố bạn biết Hội Nhi đồng Cứu quốc được thành lập vào thời gian và địa điểm nào?

Chương:     - Hội Nhi đồng Cứu quốc được thành lập vào ngày 15 tháng 5 năm 1941 tại thôn Nà Mạ.

Phóng viên: -  Khi mới thành lập, Hội có bao nhiêu người?

Chương:      -  Hội có 5 đội viên.

Phóng viên: - Bạn hãy kể tên năm đội viên đó?

Chương:      - Kim Đồng, Cao Sơn, Thuỷ Tiên, Thanh Thuỷ, Thanh Minh.

Phóng viên: - Trong năm đội viên đó, bạn thích nhất bí danh nào nhất? Vì sao?

Chương:     - Tớ thích nhất bí danh Kim Đồng, vì bí danh mang ý nghĩa “chú bé gang thép”.

TIẾT 4

Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện có nhân vật là cây cối hoặc loài vật với những chi tiết sáng tạo.

Gợi ý:

1. Mở bài: Giới thiệu câu chuyện (tên truyện, ấn tượng chung, …)

2. Thân bài: Kể lại câu chuyện

- Kể các sự việc chính của câu chuyện theo một trình tự hợp lí. Có thể lược bớt một số chi tiết không quan trọng.

- Ở mỗi sự việc thêm vào một vài chi tiết sáng tạo, góp phần thể hiện tính cách của nhân vật hoặc nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.

+ Tả đặc điểm của nhân vật

+ Kể hành động, lời nói, ý nghĩa của nhân vật.

+ Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc về nhân vật, sự việc.

- Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em về nhân vật hoặc sự việc chính.

3. Kết bài: Suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện (bài học rút ra từ câu chuyện, liên hệ, …)

Đáp án chuẩn:

     Trong một góc nhỏ của rừng xanh có một chú cóc nhỏ. Một năm, khi hạn hán nghiêm trọng ập đến.

      Cóc quyết định sẽ kiện Trời để mang mưa về cho khu rừn.  Với lòng dũng cảm và sự quyết tâm, cậu bắt đầu cuộc hành trình đầy gian nan để đến gặp Trời.

Trên đường đi, Cóc gặp gỡ và nhận được sự giúp đỡ từ nhiều loài động vật khác nhau. Mỗi người bạn mới đều chia sẻ với Cóc một bài học quý giá, từ lòng kiên nhẫn đến sức mạnh của sự đoàn kết.

Cuối cùng, cóc đến được cửa phủ của Trời. Trước sự kiên trì và lòng dũng cảm của cóc, trời cảm động và quyết định ban mưa xuống khu rừng, cứu lấy muôn loài.

Khi trở về, cóc được đón chào như một người hùng. Mưa đã mang lại sức sống mới cho khu rừng, và tất cả mọi người đều biết ơn cóc. 

        Câu chuyện của Cóc trở thành một nguồn cảm hứng, nhắc nhở chúng ta về giá trị của sự dũng cảm và quan trọng nhất, sự quan tâm và bảo vệ môi trường sống.

TIẾT 5

Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã học trong chủ điểm “Cộng đồng gắn bó” bằng lời của một nhân vật trong truyện.

Đáp án chuẩn:

      Tôi là người bán bánh giò, vốn đã quen với cuộc sống đêm khuya lẻ loi. Hàng đêm, tiếng rao "Bánh… giò…ò…ò…!” của tôi vang vọng qua từng con phố, từng ngõ hẻm. 

Tôi còn nhớ như in đêm đó, tôi bỗng nghe thấy tiếng la: “Cháy! Cháy nhà!” Tôi không chần chừ, dù chỉ với một chân gỗ, tôi đã vội vàng lao tới hiện trường. Không thể đứng nhìn, tôi xô cánh cửa, lao vào trong và may mắn đưa được mấy người trong nhà thoát ra.

Bỗng tôi nhận ra có một đứa bé còn mắc kẹt bên trong. Tôi lom khom trong ngọn lửa, dùng cơ thể mình che chở và cuối cùng cũng đưa được đứa bé ra ngoài an toàn.

         Mọi người xung quanh tôi bàng hoàng khi phát hiện ra rằng tôi, người bán bánh giò quen thuộc, lại là một thương binh với một chân gỗ. Tấm thẻ thương binh trong túi áo tôi, chiếc xe đạp và những chiếc bánh giò tung tóe.

TIẾT 6 VÀ TIẾT 7

Câu 1: Đọc bài và thực hiện yêu cầu: CÂU CHUYỆN CỦA CHIM SẺ

Tìm ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây:

a. Khi rời khỏi tổ của bố mẹ, sẻ nhỏ bay đi đâu

A. Cánh đồng nhỏ ở dưới chân đồi

B. Doi đất nhỏ ở dưới chân đồi

C. Nhà của dế mèn ở dưới chân đồi

D. Búi cỏ tranh ở dưới chân đồi.

b. Sẻ nhỏ làm gì khi làm va vào nhà của các bạn dế mèn?

A. giúp dế mèn dựng lại nhà

B. nói lời xin lỗi các bạn dế mèn

C. cùng dế mèn dựng lại nhà

D. nhảy tới búi cỏ tranh

c. Vì sao các bạn kiến nhờ sẻ nhỏ mang giúp chiếc lá?

A. vì sẻ nhỏ rất tốt bụng

B. vì các bạn kiến yếu ớt

C. vì sẻ nhỏ rất dễ thương

D. vì chiếc lá quá nặng

d. các bạn kiến cần chiếc lá để làm gì?

A. để xây tặng dế mèn một ngôi nhà

B. để thiết kế con tàu vượt “đại dương”

C. để xây một ngôi nhà thật vững chãi.

D. để làm thức ăn dự trữ cho mùa đông

e. trong câu “Con đã thu cả cánh đồng vào trong mắt, đã bắt tay với những người bạn mới và đã gửi lại tổ dế mèn một lời xin lỗi ạ!” những từ nào là kết từ?

A. đã, cả

B. những, lại

C. trong, và

D. vào, một

g. Đại từ nào có thể thay thế cho đại từ in đậm trong câu “Tớ xin lỗi nhé!”?

A. bạn

B. chúng mình

C. mình

D. các bạn

Đáp án chuẩn:

a. Cánh đồng cỏ ở dưới chân đồi.

b. Nói lời xin lỗi các bạn dế mèn.

c.  Vì chiếc lá quá nặng.

d. Để thiết kế con tàu vượt “đại dương”.

e. trong, và 

g. Mình

Trả lời câu hỏi và thực hiện các bài tập dưới đây:

h. Sẻ nhỏ đã học được những gì sau khi rời tổ của bố mẹ?

i. Theo em, vì sao sẻ nhỏ tự hào khi trả lời câu hỏi của mẹ?

k. Đặt một tên khác cho câu chuyện và giải thích lí do em chọn tên đó.

l. Đặt câu có sử dụng đại từ hoặc kết từ để nói về những việc làm tốt của chú sẻ nhỏ trong câu chuyện.

Đáp án chuẩn:

h. Sẻ nhỏ đã ngắm nhìn được cánh đồng tươi đẹp và học được cách giúp đỡ bạn bè cũng như biết xin lỗi người khác.

i. Vì sẻ nhỏ đã tự mình trải nghiệm tất cả những điều đó.

k.  Vì câu chuyện kể về những trải nghiệm của sẻ nhỏ khi mới rời tổ của bố mẹ. 

l. Khi trở về nhà, sẻ nhỏ tự hào trả lời mẹ vì cậu đã làm được việc tốt, đó là giúp đỡ các bạn kiến mang lá về nhà.

Câu 2: Thực hiện một trong hai đề bài sau:

a. Viết bài văn tả cảnh đẹp thiên nhiên nơi em ở vào một buổi trong ngày.

b. Viết bài văn kể lại câu chuyện “Câu chuyện của chim sẻ” bằng lời của một nhân vật trong câu chuyện.

Đáp án chuẩn:

          Mỗi buổi sáng, khi bình minh lên, vùng quê của tôi như được bao phủ bởi một lớp sương mỏng, tạo nên một không gian huyền ảo, mờ ảo.

          Mặt trời từ từ nhô lên sau dãy núi, phủ lên mọi vật một ánh sáng vàng ấm áp. Tiếng chim hót líu lo trên cành cây, báo hiệu một ngày mới tràn đầy sức sống đã bắt đầu. Ánh nắng ban mai chiếu rọi qua từng tán lá khiến cho mọi thứ xung quanh trở nên lung linh, huyền diệu.

         Dòng sông quê nhỏ hiền hòa uốn lượn qua làng. Những chiếc thuyền nhỏ neo đậu bên bờ, lắc lư theo nhịp sóng nước, tạo nên một bức tranh yên bình, trữ tình.

         Đồng lúa mênh mông trải dài đến tận chân trời, lúa chín vàng óng ả, đu đưa trong gió như những đợt sóng vàng trải dài. Những bông hoa dại ven đường, với đủ màu sắc rực rỡ.

         Dù có đi đâu, tôi vẫn luôn nhớ về vẻ đẹp yên bình, mộc mạc của quê hương mình, nơi có những buổi sáng tuyệt vời bình dị mà đầy quyến rũ.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác