Đáp án Địa lí 10 Chân trời bài 26 Địa lí ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
Đáp án bài 26 Địa lí ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Địa lí 10 Chân trời sáng tạo dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 26: ĐỊA LÍ NGÀNH NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN
I. ĐỊA LÍ NGÀNH NÔNG NGHIỆP
1. Ngành trồng trọt
Câu 1: Dựa vào thông tin trong bài và những hiểu biết của bản thân, em hãy:
- Nêu vai trò của ngành trồng trọt.
- Trình bày đặc điểm của ngành trồng trọt.
Gợi ý đáp án:
* Vai trò của ngành trồng trọt: là ngành quan trọng trong nông nghiệp
- Góp phần khai thác hiệu quả các lợi thế sẵn có của mỗi vùng, quốc gia.
- Cung cấp lương thực - thực phẩm cho người dân.
* Đặc điểm của ngành trồng trọt:
- Đối tượng sản xuất chính: cây trồng.
- Tư liệu sản xuất chủ yếu: đất trồng.
- Ngành trồng trọt có tính mùa vụ.
- Có sự thay đổi về hình thức tổ chức sản xuất và phương thức sản xuất
Câu 2: Dựa vào hình 26. 1, bảng 26. 1, bảng 26.2, thông tin trong bài và những hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày và giải thích sự phân bố một số cây trồng chính trên thế giới.
Gợi ý đáp án:
- Lúa gạo: Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Băng-la-đét (Bangladesh), Việt Nam, Thái Lan,...
=> Giải thích: Cây lương thực chính của miền nhiệt đới (đặc biệt là châu Á gió mùa).
- Lúa mì: Trung Quốc, Ấn Độ, Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Pháp, Ca-na-da,..
=> Giải thích: Thích hợp ở miền ôn đới và cận nhiệt.
- Ngô: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Bra-xin, Ác-her-ti-na, U-crai-na, In-đô-nê-xi-a,...
=> Giải thích: Thích hợp ở miền nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới nóng.
- Mía: Bra-xin, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Pa-ki-xtan (Pakistan),...
=> Giải thích: thích hợp ở miền nhiệt đới.
2. Ngành chăn nuôi
Câu 3: Dựa vào thông tin trong bài và những hiểu biết của bản thân, em hãy:
- Nêu vai trò của ngành chăn nuôi.
- Trình bày đặc điểm của ngành chăn nuôi.
Gợi ý đáp án:
* Vai trò của ngành chăn nuôi: là ngành quan trọng trong nền nông nghiệp hiện đại.
- Cung cấp nguồn thực phẩm dinh dưỡng cao (thịt, trứng, sữa).
- Là nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm
- Là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
* Đặc điểm của ngành chăn nuôi:
- Phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở nguồn thức ăn: cơ sở nguồn thức ăn chăn nuôi đã có những tiến bộ vượt bậc nhờ cải tạo đồng cỏ tự nhiên, phát triển cỏ trồng, nguồn thức ăn được chế biến bằng phương pháp công nghiệp,...
- Hình thức chăn nuôi: đa dạng như chăn nuôi chăn thả, chăn nuôi nửa chuồng trại, chăn nuôi chuồng trại và chăn nuôi công nghiệp.
- Ứng dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật và công nghệ vào trong chăn nuôi
2. Ngành chăn nuôi
Câu 4: Dựa vào hình 26. 2, bảng 26. 3 và những hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày và giải thích sự phân bố một số vật nuôi chính trên thế giới.
Gợi ý đáp án:
- Bò: các nước sản xuất nhiều thịt và sữa bò là Hoa Kỳ, Bra-xin, các nước EU, Trung Quốc, Ác-hen-ti-na,...
=> Giải thích: vì bò thích nghỉ đa dạng với điều kiện môi trường nên được nuôi phổ biến ở nhiều nước thuộc vùng ôn đới, cận nhiệt và nhiệt đới để dễ lấy thịt, sữa,...
- Lợn: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Bra-xin, Việt Nam, Tây Ban Nha, CHLB Đức,...
=> Giải thích: vì lợn thích nghi với các điều kiện môi trường, việc chăn nuôi lợn phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở thức ăn.
II. ĐỊA LÍ NGÀNH LÂM NGHIỆP
1. Vai trò và đặc điểm
Câu 5: Dựa vào thông tin trong bài và những hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày vai trò và đặc điểm của ngành lâm nghiệp.
Gợi ý đáp án:
* Vai trò của ngành lâm nghiệp:
- Cung cấp nguồn lâm sản phục vụ cho các nhu cầu của xã hội.
- Đảm bảo chức năng nghiên cứu khoa học.
- Đảm nhận chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sống và cảnh quan.
* Đặc điểm của ngành lâm nghiệp:
- Lâm nghiệp gồm hoạt động trồng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và lâm sản khác.
- Lâm nghiệp có đối tượng sản xuất là rừng nên cần thời gian sinh trưởng từ hàng chục đến hàng trăm năm.
- Quá trình sinh trưởng tự nhiên của rừng đóng vai trò quyết định trong sản xuất lâm nghiệp.
- Sản xuất lâm nghiệp được tiến hành trên quy mô rộng, chủ yếu hoạt động ngoài trời và trên những địa bàn có điều kiện tự nhiên đa dạng.
2. Phân bố sản xuất lâm nghiệp trên thế giới
Câu 6: Dựa vào bảng 26.4, thông tin trong bài và những hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày sự phân bố lâm nghiệp trên thế giới.
Gợi ý đáp án:
+ Diện tích rừng trên thế giới ngày càng suy giảm, đang đe doạ đến sự phát triển bền vững của ngành lâm nghiệp và môi trường toàn cầu.
+ Rừng trồng đã trở thành nguồn tài nguyên quan trọng để phục vụ cho ngành công nghiệp gỗ, lấy củi, phòng hộ, bảo tồn đa dạng sinh học,... ở một số quốc gia
+ Các quốc gia có diện tích rừng trồng lớn trên thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Liên bang Nga,...
III. ĐỊA LÍ NGÀNH THỦY SẢN
1. Vai trò và đặc điểm
Câu 7: Dựa vào thông tin trong bài và những hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày vai trò và đặc điểm của ngành thủy sản.
Gợi ý đáp án:
* Vai trò của ngành thủy sản:
- Là nguồn cung cấp thực phẩm cho con người.
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
- Giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
* Đặc điểm của ngành thủy sản:
- Bao gồm nuôi trồng, đánh bắt, chế biến và dịch vụ thuỷ sản.
- Diện tích mặt nước và chất lượng nguồn nước là tư liệu sản xuất quan trọng khôngthể thay thế được.
- Sản xuất thuỷ sản có tính hỗn hợp và tính liên ngành cao.
- Công nghệ nuôi trồng và khai thác thuỷ sản ngày càng hiện đại góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất, đồng thời bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
2. Phân bố sản xuất thủy sản trên thế giới
Câu 8: Dựa vào hình 26.3, thông tin trong bài và những hiểu biết của bản thân, em hãy nhận xét và giải thích sự phân bố thủy sản trên thế giới.
Gợi ý đáp án:
Sự phân bố thủy sản trên thế giới:
Các nước có sản lượng khai thác thuỷ sản hàng đầu thế giới là Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Pê-ru, Hoa Kỳ, Ấn Độ,...
=> Giải thích: do ngư trường khai thác ngày càng được mở rộng, công nghệ khai thác được cải tiến để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
LUYỆN TẬP
Câu 1: Hãy so sánh đặc điểm của ngành trồng trọt và chăn nuôi.
Gợi ý đáp án:
* Vai trò của ngành chăn nuôi: là ngành quan trọng trong nền nông nghiệp hiện đại.
- Cung cấp nguồn thực phẩm dinh dưỡng cao (thịt, trứng, sữa).
- Là nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
* Đặc điểm của ngành chăn nuôi:
- Đối tượng sản xuất chính: vật nuôi.
- Hình thức chăn nuôi: đa dạng như chăn nuôi chăn thả, chăn nuôi nửa chuồng trại, chăn nuôi chuồng trại và chăn nuôi công nghiệp.
- Phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở nguồn thức ăn.
* Vai trò ngành trồng trọt
- Cung cấp lương thực - thực phẩm cho người dân.
- Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến.
- Là cơ sở để phát triển chăn nuôi.
* Đặc điểm của ngành trồng trọt:
- Đối tượng sản xuất chính: cây trồng.
- Tư liệu sản xuất chủ yếu: đất trồng.
- Ngành trồng trọt có tính mùa vụ.
Câu 2: Hãy nêu một số cây trồng và vật nuôi chính của vùng nhiệt đới.
Gợi ý đáp án:
+ Cây lương thực: lúa, gạo, ngô, sắn, khoai lang...
+ Cây công nghiệp: cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa, bông
+ Chăn nuôi: trâu, bò, dê, lợn, gà, vịt......
VẬN DỤNG
Nhiệm vụ: Để lựa chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sản xuất nông nghiệp ở tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương em đang sống, em sẽ chọn những cây trồng, vật nuôi nào? Giải thích lí do em lựa chọn.
Gợi ý đáp án:
* Gợi ý tham khảo: Trung du miền núi Bắc Bộ, trâu được nuôi nhiều hơn bò, còn ở Tây Nguyên thì ngược lại.
=> Giải thích: Trung du miền núi Bắc Bộ có khí hậu lạnh vào mùa đông, trâu có khả năng chịu rét, ẩm ướt giỏi hơn bò, thích hợp chăn thả; mặt khác ở đây người dân có nhu cầu về sức kéo lớn.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận