Đáp án Công nghệ 10 trồng trọt Cánh diều bài 13 Sâu hại cây trồng

Đáp án bài 13 Sâu hại cây trồng. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Công nghệ 10 trồng trọt Cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 13: SÂU HẠI CÂY TRỒNG

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết đâu là côn trùng hại cây trồng? Vì sao?

BÀI 13: SÂU HẠI CÂY TRỒNG

Đáp án chuẩn: 

- A, B, G.

- Vì:

+ Châu chấu ăn lá, gây tổn hại lá, gặm nhấm chồi ngọn và tổn hại cho cụm hoa.

+ Sâu keo mùa thu gây hại cho cây ngô. 

+ Rệp ăn cây nhà, ăn những phần mới phát triển hoặc nụ hoa.

2. MỘT SỐ LOẠI SÂU HẠI CÂY TRỒNG THƯỜNG GẶP

Luyện tập:

1. Quan sát Hình 13.2 và nghiên cứu nội dung mục 2.1, mô tả đặc điểm hình thái và tập tính sinh học của sâu cuốn lá nhỏ hại lúa.

BÀI 13: SÂU HẠI CÂY TRỒNG

2. Vì sao khi thấy bướm xuất hiện đồng loạt, 5-7 ngày sau phun thuốc diệt sâu sẽ có hiệu quả cao?

Đáp án chuẩn: 

1. - Trứng: hình bầu dục, màu trắng, khi sắp nở màu vàng nhạt. Trứng được đẻ ở cả hai mặt lá. Giai đoạn từ 3 - 5 ngày.

- Sâu non: mới nở màu trắng sữa, khi lớn màu xanh lá mạ, thân chia đốt rõ ràng, thời gian phát triển 15 – 28 ngày. Sâu non nhả tơ cuốn lá tạo thành bao để sống, ăn mô

- Nhộng: màu nâu, sống từ 6 – 10 ngày, thường vũ hoá vào ban đêm.

- Trưởng thành: cánh màu vàng rơm, bia cánh có đường viền màu nâu đậm, giữa cánh có 3 sọc màu nâu, 2 sọc bìa dài và sọc giữa ngắn, thời gian sống từ 5 – 10 ngày. Thường đẻ trứng vào ban đêm.

2. Vì 5 - 7 ngày sau sẽ có sâu mới nở sâu non, dễ chết khi tiếp xúc với thuốc.

Luyện tập:

1. Quan sát Hình 13.3 và nghiên cứu mục 2.2, mô tả đặc điểm hình thái và tập tính sinh học của sâu tơ.

BÀI 13: SÂU HẠI CÂY TRỒNG

2. Để phòng trừ sâu tơ, người ta thường sử dụng những biện pháp nào? Vì sao?

Đáp án chuẩn: 

1. Đặc điểm hình thái và tập tính sinh học của sâu tơ:

  • Trứng: Hình bầu dục, màu vàng xanh nhạt, đẻ rải rác dưới lá, nở sau 3-4 ngày.
  • Sâu non: Màu xanh nhạt, chia đốt rõ, ăn biểu bì lá, giai đoạn 11-20 ngày.
  • Nhộng: Màu vàng nhạt, bao bọc trong sợi tơ, giai đoạn 5-10 ngày.
  • Trưởng thành: Màu nâu xám, có dải trắng (đực) và vàng (cái) trên cánh, đẻ trứng sau 2-3 ngày vũ hóa.

2. 

  • Dọn sạch tàn dư, sử dụng thiên địch và bẫy pheromone.
  • Luân canh với cây không cùng ký chủ, trồng xen cây họ cà, hành, tỏi.
  • Sử dụng luân phiên thuốc hóa học khác nhau.

Luyện tập: Nghiên cứu mục 2.3 và quan sát Hình 13.4, hãy mô tả đặc điểm hình thái và tập tính sinh học của ruồi đục quả.

BÀI 13: SÂU HẠI CÂY TRỒNG

Đáp án chuẩn: 

  • Trứng: Màu vàng nhạt, thon, đẻ trong quả, nở sau 2-3 ngày.
  • Sâu non: Màu trắng ngà, ăn thịt quả, giai đoạn 7-12 ngày.
  • Nhộng: Kén màu vàng cam, chuyển sang nâu nhạt, giai đoạn 10-14 ngày.
  • Trưởng thành: Ngực nâu đen, bụng nâu vàng, mắt kép lớn.

Luyện tập: Phòng trừ ruồi đục quả như thế nào?

Đáp án chuẩn: 

- Dùng bẫy hoặc bả trộn protein và thuốc

- Dùng thiên địch; vệ sinh đồng ruộng, cắt tỉa, loại bỏ cành lá bị nhiễm sâu bệnh…

Luyện tập:

1. Nghiên cứu mục 2.4 và quan sát Hình 13.5, mô tả đặc điểm hình thái và tập tính sinh học của sâu đục thân ngõ.

BÀI 13: SÂU HẠI CÂY TRỒNG

2. Cần áp dụng biện pháp nào để phòng trừ sâu đục thân ngô?

Đáp án chuẩn: 

1. Trứng: Hình bầu dục dẹt, màu trắng sữa, đẻ thành ổ, nở sau 4-7 ngày.

Sâu non: Mới nở màu hồng, lớn lên chuyển trắng sữa, giai đoạn 18-41 ngày.

Nhộng: Màu nâu nhạt, giai đoạn 5-12 ngày.

Trưởng thành: Con đực cánh vàng tươi, con cái lớn hơn, sống khoảng 10 ngày, đẻ trứng sau 2-3 ngày vũ hóa.

2. Biện pháp phòng trừ sâu đục thân ngô: Vệ sinh đồng ruộng, luân canh, sử dụng giống chống chịu, gieo trồng đúng thời vụ.

Luyện tập:

1. Quan sát Hình 13.6 và nghiên cứu nội dung mục 2.5, mô tả đặc điểm hình thái và tập tính sinh học của bọ hà.

BÀI 13: SÂU HẠI CÂY TRỒNG

2. Cần sử dụng biện pháp phòng trừ nào đối với bọ hà?

Đáp án chuẩn: 

1. Trứng: Màu trắng sữa, đẻ ở lỗ hổng trên củ/thân cây, nở sau 6-8 ngày.

Sâu non: Màu trắng sữa, đục vào thân/củ, giai đoạn 14-19 ngày.

Nhộng: Màu trắng, giai đoạn 7-8 ngày.

Trưởng thành: Đầu đen, ngực và chân màu cam/đỏ nâu, bụng xanh ánh kim, hoạt động về đêm.

2. Biện pháp phòng trừ bọ hà: Dùng bẫy pheromone, thiên địch, kiểm soát độ ẩm đất, vệ sinh đồng ruộng, dùng thuốc trừ sâu.

Vận dụng: 

- Người dân ở địa phương em thường dùng biện pháp gì để phòng chống bọ hà hại khoai lang?

- Quan sát sâu hại cây trồng ở gia đình, vườn trường, hoặc địa phương và mô tả lại 3 loại sâu hại mà em quan sát được.

Đáp án chuẩn: 

- Chọn giống có khả năng kháng; dùng thiên địch trừ bọ hà; dùng bẫy…

- Rầy nâu; bọ xít; sâu vẽ bùa.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác