Tắt QC

[CTST] Trắc nghiệm hướng nghiệp 6 tuần 8: Chăm sóc cuộc sống cá nhân

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hướng nghiệp 6 tuần 8: Chăm sóc cuộc sống cá nhân - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Thế nào là kỉ luật?

  • A.  Là đức tính, sự rèn luyện để sửa chữa những sai trái, tạo khuôn nếp, giúp chúng ta thực hiện mọi thứ hoàn hảo hơn, và tạo động lực thúc để theo đuổi được mục tiêu tới cuối cùng.
  • B. Là một đức tính quý báu của con người.
  • C. Là sự rèn luyện có nề nếp.
  • D. Là nếp sống, tác phong cứng nhắc, khô khan.

Câu 2: Đâu không phải là lợi ích của việc tập thể dục mỗi buổi sáng?

  • A. Giúp làn da trở nên mịn màng, hồng hào.
  • B. Rèn luyện cơ thể.
  • C. Tăng cường sức bền.
  • D. Tăng sức đề kháng, phòng chống bệnh tật. 

Câu 3: Người có tính kỉ luật được thể hiện qua những đặc điểm nào?

  • A. Quyết tâm.
  • B. Can đảm. 
  • C. Tự định hướng.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 4: Trong các ý dưới đây, đâu là tác hại của nước đá?

  • A. Làm chúng ta chóng mặt, buồn nôn.
  • B. Làm hỏng răng, gây viêm họng.
  • C. Gây đau bụng.
  • D. Khiến da nổi mụn.

Câu 5: Đâu là lợi ích mà tính kỉ luật có thể đem lại cho chúng ta?

  • A. Là liều thuốc để thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần làm việc và hành động.
  • B. Giúp con người tận dụng tối đa thời gian trong một ngày, không sa đà vào những thứ không cần thiết.
  • C. Giúp con người hoàn thành mọi mục tiêu được đề ra dù khó hay dễ.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 6: Đâu không phải là kĩ thuật đúng để điều chỉnh cảm xúc?

  • A. Nhắm mắt thở đều.
  • B. Lắng nghe tiếng thở.
  • C. Uống một cốc nước thật to.
  • D. Cười theo các mức độ khác nhau: hi hi, ha ha, hô hô,...

Câu 7: Người kỉ luật thường có những nét tính cách như thế nào?

  • A. Ngăn nắp, gọn gàng.
  • B. Lôi thôi, tuỳ tiện.
  • C. Bình tĩnh, lý trí.
  • D. Tính tự giác cao.

Câu 8: Nhận định nào sau đây là sai?

  • A. Tập thể dục rất có lợi cho sức khoẻ.
  • B. Nên uống nhiều nước ấm thay vì nước đá, nước để lạnh.
  • C. Tính kỉ luật giúp chúng ta tự giác, làm việc có hiệu quả hơn.
  • D. Tính kỉ luật vừa có lợi, vừa có hại.

Câu 9: Nhận định nào sau đây là đúng?

  • A. Tính kỉ luật giúp chúng ta tự giác, làm việc có hiệu quả hơn.
  • B. Tính kỉ luật vừa có lợi, vừa có hại.
  • C. Làm việc nhà không có ích gì cho sức khoẻ.
  • D. Uống nước đá không có tác hại gì đối với cơ thể. 

Câu 10: Em đặt chuông báo thức vào 6 giờ mỗi sáng để tập thể dục. Nhưng chuông reo mà em vẫn khó ra khỏi giường. Em nên làm gì để vùng dậy lúc chuông reo để tập thể dục mỗi sáng?

  • A. Em có thể ngủ sớm hơn vào hôm trước.
  • B. Em có thể đặt chuông cách nhau vài phút để có thể dậy được.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 11: Theo thời gian biểu, sau khi học về em sẽ giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa. Nhưng về đến nhà em mở tivi ra xem và không muốn làm gì? Em cần làm gì để mình có kỉ luật hơn và thực hiện đúng thời gian biểu.

  • A. Em có thể đặt chuông nhắc thời gian biểu.
  • B. Suy nghĩ đến những vấn đề có thể xảy ra khi bản thân mải xem ti vi và không làm việc. 
  • C. Nhờ người thân trong gia đình: ông bà, bố, anh chị em,... trong nhà nhắc nhở.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 12: Sắp đến ngày em phải tham gia một cuộc thi rất quan trọng. Đâu không phải là ý kiến đúng để có thể giảm bớt lo lắng và căng thẳng?

  • A. Nâng cao cường độ ôn tập trong những ngày cuối.
  • B. Nghe nhạc, đi dạo, tâm sự với người thân để thư giãn đầu óc.
  • C. Ăn uống, nghỉ ngơi điều độ.
  • D. Học tập, sinh hoạt theo một thời gian biểu khoa học. 

Câu 13: Bố dặn em không nên uống nước đá vì sẽ hỏng răng và viêm họng. Tuy nhiên em đang rất khát nước và phá lệ. Em nên làm gì để hiện mình là người biết nghe lời và làm theo điều tốt.

  • A. Em nên đi uống nước ấm và lên mạng tìm hiểu các tác hại của việc uống nước đá.
  • B. Không cần quan tâm và tiếp tục uống nước đá.
  • C. Giả vờ nghe lời và chỉ uống nước đá khi bố không nhìn thấy.
  • D. Không có đáp án nào đúng. 

Câu 14: Em sẽ làm gì khi bị người khác đổ lỗi trong khi em không làm sai chuyện đó?

  • A. Về nhà tìm bố mẹ để họ thay em giải thích.
  • B. Hít thở sâu, bình tĩnh suy nghĩ và giải thích nhẹ nhàng với họ.
  • C. To tiếng, nặng lời với người đổ oan cho mình.
  • D. Không nói gì, chỉ lẳng lặng bỏ đi.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo