[CTST] Trắc nghiệm hướng nghiệp 6 tuần 12: Xây dựng tình học trò
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hướng nghiệp 6 tuần 12: Xây dựng tình học trò - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Bài hát nào dưới đây viết về tình thầy trò?
- A. Bài học đầu tiên.
- B. Cô giáo em.
- C. Bụi phấn.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 2: Câu “Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy” đề cao vài trò của đối tượng nào?
A. Thầy cô giáo.
- B. Cha mẹ.
- C. Gia đình.
- D. Bạn bè.
Câu 3: Để học sinh giao tiếp với thầy cô giáo của mình một cách hiệu quả, nên:
- A. Rụt rè chia sẻ.
B. Mạnh dạn chia sẻ về chia sẻ, cảm xúc của mình.
- C. Không chia sẻ bất cứ điều gì với thầy, cô giáo.
- D. Cả A, B, C.
Câu 4: Khi giao tiếp với thầy cô, em nên chú ý cách cư xử như thế nào?
- A. Cư xử đúng mực.
- B. Ngoan ngoãn, lễ phép.
- C. Nghiêm túc.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 5: Đâu không phải là câu danh ngôn về tình thầy trò?
- A. Nếu người kỹ sư vui mừng nhìn thấy cây cầu mà mình vừa mới xây xong, người nông dân mỉm cười nhìn đồng lúa mình vừa mới trồng, thì người giáo viên vui sướng khi nhìn thấy học sinh đang trưởng thành, lớn lên.
- B. Nhà giáo không phải là người nhồi nhét kiến thức mà đó là công việc của người khơi dậy ngọn lửa cho tâm hồn.
C. Nếu bạn không thể thất bại, bạn sẽ chẳng bao giờ có thể tiến bộ hơn.
- D. Ước mơ bắt đầu với một người thầy tin ở bạn, người thầy ấy lôi kéo, xô đẩy bạn đến một vùng cao khác, và đôi khi thúc bạn là một cây gậy nhọn là “sự thực”.
Câu 6: Khi học sinh giao tiếp với thầy cô thường gặp phải những khó khăn như thế nào?
- A. Khó khăn về tiền bạc.
- B. Khó khăn do không hiểu ý nhau.
- C. Khó khăn về cách truyền tải nội dung đến người nghe.
D. Cả B và C đều đúng.
Câu 7: Tại sao khi không trả lời được câu hỏi mà thầy cô đặt ra, em không nên nhờ thầy cô giải thích lại?
A. Vì nếu thực sự không biết câu trả lời em sẽ làm mất thời gian và công sức của thầy cô.
- B. Vì sẽ làm cho thầy cô cảm thấy khó chịu.
- C. Vì sẽ làm cho các bạn phải chờ đợi.
- D. Vì bản thân sẽ trở nên căng thẳng.
Câu 8: Trong giờ sinh hoạt lớp, khi thầy cô hỏi em về việc quên sách vở hoặc đồ dùng học tập, em sẽ ứng xử như thế nào?
- A. Im lặng không nói gì.
B. Nhận lỗi và hứa sẽ soạn sách vở kĩ trước khi đi học.
- C. Trình bày lí do, giải thích quanh co với thầy cô.
- D. Không nhận lỗi với thầy cô giáo.
Câu 9: Khi thầy cô gọi em trả lời câu hỏi liên quan đến bài học mà em không biết đáp án thì nên làm gì?
- A. Đứng im, cúi mặt và không nói gì.
- B. Cố gắng nói điều mình biết nhưng không liên qua đến câu hỏi.
C. Nói lời xin lỗi thầy cô vì chưa học bài hoặc chưa chú ý nghe giảng.
- D. Nói với thầy cô mình chưa hiểu rõ câu hỏi và nhờ thầy cô giải thích lại.
Câu 10: Những lí do nào có thể khiến nảy sinh các khó khăn trong giao tiếp giữa học sinh và thầy cô giáo?
- A. Lời nói không rõ ràng, rành mạch khiến không truyền tải nội dung được tốt.
- B. Không hiểu ý diễn đạt của nhau.
- C. Trò chuyện gây ra nhiều mâu thuẫn.
D. Tất cả đáp án trên.
Câu 11: Khi thầy cô trách phạt nhưng em cho là mình bị hiểu nhầm, em sẽ ứng xử như thế nào?
- A. Trực tiếp phản bác lại thầy cô.
B. Chờ thầy cô nói xong, đứng lên xin phép được trình bày rõ để thầy cô hiểu.
- C. Im lặng không nói gì.
- D. Thầy cô nói xong lập tức chạy ra khỏi lớp.
Câu 12: Trong khi trao đổi với cô giáo về bài văn, H đã không đồng tình với đáp án mà cô giáo đưa. Cô giáo điềm tĩnh giảng lại bài để cho bạn hiểu rõ về bài tập đó. Tuy nhiên, H vẫn kiên quyết cho rằng mình đúng và nghĩ rằng cô giáo không coi trọng quan điểm của mình và tỏ thái độ với cô giáo. Em suy nghĩ gì về hành động của H?
A. Không đồng tình với hành động của H.
- B. Đồng tình với hành động của H.
- C. Không quan tâm đến hành động đó vì không ảnh hưởng đến mình.
Câu 13: Hành vi nào sau đây không được phép diễn ra khi giao tiếp với thầy cô giáo?
- A. Bạn M chửi tục .
- B. Bạn K vô lễ, không chào thầy, cô giáo.
- C. Bạn H nói trống không với thầy, cô giáo.
D. Tất cả đáp án trên.
Câu 14: Trong học tập, Giang là cậu bạn luôn mạnh dạn đưa ra quan điểm của bản thân đối với thầy cô giáo về bài học. Ngoài giờ học, Giang thường trò chuyện thêm với các thầy cô về nhiều điều thú vị khác. Theo em, Giang là bạn như thế nào?
- A. Giang là bạn học sinh đầy tự tin, chủ động.
- B. Giang là bạn học sinh năng động, mạnh dạn trong việc học tập.
- C. Giang là bạn học sinh lười biếng, ỷ lại.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 15: Bạn C khi gặp cô giáo ở trên trường thì ngoan ngoãn, lễ phép chào cô. Tuy nhiên, khi ra ngoài đường gặp cô, bạn lại lờ đi, coi như không thấy cô để không phải chào hỏi. Em có suy nghĩ gì về hành động của bạn C?
A. Không đồng tình với hành động của C.
- B. Đồng tình với hành động của C.
- C. Không quan tâm đến hành động đó vì không ảnh hưởng đến mình.
Nội dung quan tâm khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận