Tắt QC

[CTST] Trắc nghiệm hướng nghiệp 6 tuần 10: Xây dựng tình học trò

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hướng nghiệp 6 tuần 10: Xây dựng tình học trò - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đâu là cách đúng để giữ gìn tình bạn, tình thầy trò?

  • A. Thường xuyên trò chuyện với bạn bè, thầy cô.
  • B. Luôn hoàn thành các nhiệm vụ học tập mà thầy cô giao cho.
  • C. Rủ bạn cùng tham gia các hoạt động.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 2: Để có thể lắng nghe tốt, chúng ta cần phải:

  • A. Mắt nhìn về phía người nói trong suốt quá trình trò chuyện.
  • B. Sử dụng ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,... để truyền tải thông điệp thay cho lời nói.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai. 

Câu 3: Đâu không phải là cách phù hợp để giữ gìn tình bạn, tình thầy trò?

  • A. Tươi cười, chan hoà với mọi người.
  • B. Nhờ bạn làm bài, trực nhật hộ mình.
  • C. Cho bạn bè nhiều lời khuyên tích cực.
  • D. Thể hiện sự quan tâm đến thầy cô, bạn bè.

Câu 4: Để có thể lắng nghe tốt, chúng ta không nên:

  • A. Lơ đãng, làm việc riêng khi người khác nói.
  • B. Nói tranh phần hoặc chen ngang khi người khác nói.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai. 

Câu 5: Đâu không phải là cách phản hồi đúng trong cuộc trò chuyện?

  • A. Hỏi những câu không liên quan đến câu chuyện.
  • B. Nhắc lại ngắn gọn ý người nói.
  • C. Hỏi lại một vài ý để người nói giải thích rõ hơn.
  • D. Thể hiện sự đồng cảm.

Câu 6: Đâu là cách phản hồi đúng trong cuộc trò chuyện?

  • A. Nhắc lại ngắn gọn ý người nói.
  • B. Hỏi lại một vài ý để người nói giải thích rõ hơn.
  • C. Thể hiện sự đồng cảm.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 7: Khi đặt những câu hỏi gợi mở, chúng ta không nên:

  • A. Áp đặt suy nghĩ của mình cho người khác.
  • B. Dùng những từ gợi ý: nếu, giả sử,...
  • C. Ngữ khí nhẹ nhàng, đưa đẩy.
  • D. Không nói những câu khẳng định.

Câu 8: Nhận định nào sau đây là đúng?

  • A. Một mối quan hệ tốt phải dựa trên sự chân thành, tin tưởng từ cả hai phía.
  • B. Bạn bè với nhau có thể nhờ vả bất cứ chuyện gì, kể cả làm bài tập hộ.
  • C. Chỉ cần lễ phép với thầy cô khi ở trong trường, ra ngoài thì không cần.
  • D. Không nhất thiết phải thể hiện trách nhiệm chung với lớp mới có thể giữ mối quan hệ bạn bè.

Câu 9: Việc giữ gìn mối quan hệ với bạn bè, thầy cô đem lại những lợi ích:

  • A. Giúp chúng ta học tập hiệu quả hơn.
  • B. Giúp môi trường học tập trở nên vui vẻ, hoà đồng.
  • C. Tạo hứng khởi để bắt đầu một ngày học mới.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 10: Nhận định nào sau đây là sai?

  • A. Chỉ cần lễ phép với thầy cô khi ở trong trường, ra ngoài thì không cần.
  • B. Cùng tìm hiểu sở thích của nhau là một cách rất hiệu quả để duy trì tình cảm bạn bè.
  • C. Giữ gìn mối quan hệ tốt với thầy cô, bạn bè sẽ giúp em học tập hiệu quả hơn.
  • D. Không nên nhận lời làm bài tập hộ bạn đến tránh bạn ý lại vào mình. 

Câu 11: Việc người nghe lắng nghe trong cuộc trò chuyện đem lại hiệu quả gì?

  • A. Tạo ấn tượng tốt, thiện cảm cho người nói.
  • B. Tạo nên mối quan hệ tốt đẹp.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai. 

Câu 12: Bạn N bị bạn M bắt phải xách cặp cho mình mỗi giờ tan học. Thậm chí còn bắt bạn mua đồ ăn sáng cho mình. Nếu biết chuyện, em sẽ làm gì?

  • A. Bênh vực và bảo vệ bạn N.
  • B. Mặc kệ, không quan tâm.
  • C. Báo với thầy cô giáo để có biện pháp giáo giục bạn M.
  • D. Cả A và C đều sai.

Câu 13: Khi nghe bạn thân chia sẻ với em về một nỗi sợ hãi của bản thân, em phải làm gì?

  • A. Thi thoảng hù doạ cho bạn sợ.
  • B. Chú ý lắng nghe bạn nói, nhìn thẳng vào mắt bạn trong suốt quá trình kể chuyện. 
  • C. Ngắt lời bạn mỗi khi muốn nói một điều gì đó.
  • D. Không chú tâm, lơ đãng khi bạn nói.

Câu 14: G là bạn thân của H. Dạo gần đây G thường xuyên nhờ H chép bài hộ, có khi còn nhờ làm giúp bài tập về nhà. Nếu em là H, em sẽ làm gì?

  • A. Tìm hiểu lí do tại sao G lại nhờ vả mình. Nếu G gặp khó khăn sẽ cùng bạn giải quyết.
  • B. Có thể chép bài hộ nhưng cương quyết không làm bài tập về nhà giúp G.
  • C. Không chép bài hộ, cũng không làm giúp bạn bài tập về nhà.
  • D. Báo với thầy cô giáo để phạt bạn G. 

Câu 15: Thầy giáo muốn M phụ đạo giúp C trong thời gian C nghỉ ốm vì biết hai người là bạn thân, nhà lại gần nhau. Nhưng M từ chối vì hai bạn đang cãi nhau. Nếu là thầy giáo, em sẽ làm gì?

  • A. Khuyên M sớm chủ động làm hoà với C vì dù sao hai người cũng là bạn thân.
  • B. Gọi cả M và C đến để khuyên bảo và giúp hai bạn tháo bỏ khúc mắc.
  • C. Đi nhờ người khác phụ đạo cho C.
  • D. Bỏ qua mâu thuẫn giữa hai bạn, bắt M phải phụ đạo cho C.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo