Tóm tắt kiến thức hoạt động trải nghiệm 6 chân trời chủ đề 2: Chăm sóc cuộc sống cá nhân

Tổng hợp kiến thức trọng tâm hoạt động trải nghiệm 6 chân trời sáng tạo chủ đề 2: Chăm sóc cuộc sống cá nhân. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

HOẠT ĐỘNG 1. CHĂM SÓC SỨC KHỎE QUA VIỆC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG HÀNG NGÀY

1. Thực hiện chế độ dinh dưỡng hàng ngày

- Ăn đủ bữa, không bỏ bữa sáng

- Chế độ ăn uống cân bằng và hợp lí về dinh dướng (theo tháp dinh dưỡng)

- Uống đủ nước mỗi ngày

-  Nghỉ ngơi hợp lí

- Tập thể dục, thể thao 

- Vệ sinh cá nhân

- Ngủ đủ giấc

2. Khám phá những thay đổi của bản thân khi thực biện chế độ sinh hoạt hằng ngày

- Cơ thể khỏe mạnh hơn

- Tinh thần sảng khoải, vui vẻ hơn

- Tự tin về bản thân hơn

- Vóc dáng đẹp hơn,….

HOẠT ĐỘNG 2. TÌM HIỂU TƯ THẾ ĐI, ĐỨNG, NGỒI ĐỨNG

- Tư thế đứng đúng: Để hai bàn chân tiếp xúc hoàn toàn với mặt đất. Giữ thẳng hai chân để trọng lực cơ thể cân bằng. Giữ lưng thẳng. Đầu cổ giữ thẳng trục với lưng, mắt nhìn về phía trước.

- Tư thế ngồi đúng: Hai bàn chân tiếp xúc hoàn toàn với mặt đất. Hai đầu gối giữ vuông góc. Hông giữ vuông góc với thân người. Lưng thẳng. Đầu cổ giữ thẳng trục với lưng. Mắt nhìn về phía trước.

- Tư thế đi đúng: đi thẳng người, không được gù lưng

- Nếu đi, đứng, ngồi không đúng tư thế sẽ bị vẹo cột sống, ảnh hưởng đến hệ cơ và dáng người.

HOẠT ĐỘNG 3. SẮP XẾP KHÔNG GIAN HỌC TẬP, SINH HOẠT

- Hằng ngày, sắp xếp để góc học tập ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ như: sắp xếp sách vở và đồ dùng học tập đúng nơi quy định; dọn rác sau khi học tập xong,…

- Góc học tập gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ sẽ mang lại cảm giác vui vẻ, học tập hiệu quả hơn, tìm đồ dùng hoặc sách vở dễ dàng hơn,…

HOẠT ĐỘNG 4. KIỂM SOÁT NÓNG GIẬN

1. Điều hòa hơi thở

- Khi tập trung vào hơi thở, bản thân sẽ không chú ý đến những việc trước đó, những điều làm chúng ta cáu giận. Khi điều hoà hơi thở, chúng ta điều hoà nhịp tim và vì thế sẽ bình tĩnh lại.

2. Nghĩ về điểm tốt đẹp của người khác

- Khi nghĩ đến những điều tích cực của bạn thì sự nóng giận cũng sẽ giảm. Các em cần thực hành thường xuyên điều này trong cuộc sống để kiếm soát nóng giận tốt hơn.

3. Kiểm soát cảm xúc trong tình huống

- Kiểm soát nóng giận là một kĩ năng quan trọng với mỗi cá nhân, Nóng giận làm gia tăng nhịp tim, huyết áp, không tốt cho bộ não và còn làm ảnh hưởng đến các mỗi quan hệ xã hội. Để kiểm soát nóng giận, chúng ta có thể điểu hoà hơi thô, nghĩ về điều tốt đẹp của đối phương hoặc tránh đi chỗ khác...

HOẠT ĐỘNG 5. TẠO NIỀM VUI VÀ SỰ THƯ GIÃN

1. Các hình thức giải trí, văn hoá, thể thao của HS

- Dành thời gian giao tiếp với người thân, bạn bè

- Làm một điều mới mẻ: trồng cây, xem phim,…

2. Một số hoạt động tạo thư giãn

- Tạo niềm vui là cách chăm sóc đời sống tinh thần rất hiệu quả. Niềm vui giống như liều thuốc bổ cho tâm hồn tươi mới. Chúng ta không thể chờ ai đó tặng cho mình niềm vui mà hãy tự mình biết cách làm cho mình vui vẻ.

- Một số hoạt động:

+ Viết nhật kí

+ Chơi thể thao

+ Đọc sách hoặc xem phim

+ Thư giãn cơ bắp

+ Tìm các sở thích mới, nghe những bài hát nhẹ nhàng

HOẠT ĐỘNG 6. KIỂM SOÁT LO LẮNG

1. Nguyên nhân dẫn đến sự lo lắng

- Một số nguyên nhân dẫn đến lo lắng:

+ Lo lắng về học tập

+ Lo lắng về quan hệ bạn bè

+ Lo lắng về việc gia đình

+ Lo lắng về hành vi có lỗi khi không thực hiện đúng theo cam kết, theo quy định

- Cách kiểm soát sự lo lắng:

+ Xác định vấn đề mà em lo lắng

+ Xác định nguyên nhân dẫn đến lo lắng

+ Đề xuất biện pháp giải quyết vấn đề lo lắng

+ Đánh giá hiệu quả của biện pháp đã sử dụng

2. Luyện tập kiểm soát lo lắng

- Kiểm soát lo lắng là một trong những kĩ năng điều chỉnh cảm xúc mà mỗi cá nhân cần rèn luyện mới có. Lo lắng làm ta bất an. Biết kiểm soát lo lắng sẽ thấy bình yên trong tâm trí.

HOẠT ĐỘNG 7. SUY NGHĨ TÍCH CỰC ĐỂ KIỂM SOÁT CẢM XÚC

1. Phân biệt người có tư duy tích cực và người có tư duy tiêu cực

- Suy nghĩ tích cực là yếu tố quyết định để mỗi chúng ta có cái nhìn lạc quan, vui vẻ và có một tâm hồn khoẻ mạnh. Người có suy nghĩ tích cực luôn tin rằng mình sẽ làm được, sẽ vượt qua mọi trở ngại nếu mình cố gắng.

2. Suy nghĩ về những điều tốt đẹp, nhớ về những kỉ niệm đẹp

- Khi nghĩ về những kỉ niệm đẹp thường làm chúng ta vui vẻ, phấn chấn. Để tạo ra cách suy nghĩ tích cực, chúng ta hãy thường xuyên nghĩ về điều tốt của mọi người, về những kỉ niệm đẹp, xem những clip phong cảnh, phim,... có nội dụng hay, lành mạnh. 

HOẠT ĐỘNG 8. SÁNG TẠO CHIẾC LỌ THẦN KÌ

1. Khám phá những chiếc lọ thần kì

- Có 4 chiếc lọ thần kì (bảng bên dưới)

2. Trải nghiệm và cảm nhận từng chiếc lọ

- Chiếc lọ nhắc nhở: Mình rất vui khi thấy bạn cười tươi với mình. (Khi đọc thông tin này, mình thấy rất vui và cảm mến bạn hơn.)

- Chiếc lọ thú vị: Bây giờ tôi rất muốn được nghe hát. GV cho cả lớp cùng hát một bài hoặc một nhóm bạn hát cho cả lớp cùng nghe.

- Chiếc lọ thử thách: Tự tin. GV cùng HS nhắc lại các cách để tự tin và thể hiện sự tự tin. Sau đó cho HS thực hành một số hành vi thể hiện sự tự tin như: đi đứng đúng tư thế, mắt nhìn vào người đối diện, thả lỏng cơ thể và mỉm cười,...

- Chiếc lọ cười: Hãy cười mỉm với chính mình. HS cười mỉm với nhau.

Chiếc lọ nhắc nhở

Chiếc lọ thú vị

Chiếc lọ thử thách

Chiếc lọ cười

Cảm thấy vui khi thấy bạn H cười với mình.

Thích nghe bài hát dân ca

Bình tĩnh, tự tin

Cười mỉm, cười duyên

Bạn X đã giúp mình bê chồng sách nặng

Thích nói chuyện với bản thân

Đúng giờ, đúng hẹn

Cười khúc khích

Mình đã hoàn thành bài tập về nhà sớm hơn dự định

Thích làm bánh cùng mẹ

Vui vẻ, hoà đồng

Cười phá lên, cười sảng khoái

HOẠT ĐỘNG 9. CHIẾN THẮNG BẢN THÂN

- Tình huống 1: Em đặt chuông báo thức vào lúc 6h mỗi sáng để dậy tập thể dục.

- Tình huống 2:  Em nghe lời bố dặn em không nên uống nước đá vì sẽ hỏng răng và viêm họng.

- Tình huống 3: Em thực hiện đúng thời gian biểu

HOẠT ĐỘNG 10. XỬ LÍ TÌNH HUỐNG KIỂM SOÁT NÓNG GIẬN VÀ LO LẮNG

1. Thực hành một số kĩ thuật điều chỉnh cảm xúc

2. Xử lí các tình huống.

- Tình huống nóng giận: 

+ Thời gian diễn ra

+ Nội dung tình huống

+ Điều làm em khó chịu hay tức giận

+ Biểu hiện khi em tức giận

+ Việc em đã làm để giảm cơn tức

- Tính huống lo lắng:

+ Vấn đề em lo lắng

+ Thời điểm em bắt đầu lo lắng;

+ Nguyên nhân làm em lo lắng

+ Biểu hiện khi lo lắng

+ Việc em đã làm để giảm lo lắng.

HOẠT ĐỘNG 11. TỰ ĐÁNH GIÁ

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều