Câu hỏi tự luận Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 7: Thực hành Tiếng Việt

Câu hỏi tự luận Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 7: Thực hành Tiếng Việt. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo. Kéo xuống để tham khảo thêm.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. NHẬN BIẾT (05 CÂU)

Câu 1: Em hãy trình bày đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ đối?

Câu 2: Xác định loại đối của các câu dưới đây:

  1. a) Hoa cười ngọc thốt đoan trang

                                       (Nguyễn Du)

  1. b) Lom khom dưới núi tiều vài chú

           Lác đác bên sông chợ mấy nhà

                                         (Bà Huyện Thanh Quan)

  1. c) Người về chiếc bóng năm canh,

           Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi.

                                    (Nguyễn Du)

  1. d) Người vào chung gối loan phòng,

     Nàng ra tựa bóng, đèn chong canh dài.

(Nguyễn Du)

Câu 3: Chỉ ra tác dụng của phép đối trong những câu sau:

  1. a) Còn tiền, còn bạc, còn đệ tử

          Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi

                        (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

  1. b) Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. (Trần Quốc Tuấn)
  2. c) Bán anh em xa mua láng giềng gần.

Câu 4: Xác định phép đối trong những câu thơ sau:

  1. a) Mai cốt cách tuyết tinh thần

          Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười

                             (Truyện Kiều – Nguyễn Du)

  1. b) Vầng trăng ai xẻ làm đôi

           Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường.

                              (Truyện Kiều – Nguyễn Du)

  1. c) Lúc khó thì chẳng ai nhìn

           Đến khi đỗ Trạng chín nghìn anh em

Câu 5: Nêu tác dụng của phép đối trong những câu dưới đây:

  1. a) Uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ.

(Hịch tướng sĩ)

  1. b) Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngưa ta cũng an lòng.

(Hịch tướng sĩ)

  1. c) Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,

          Vùi con đỏ xuống hầm tai vạ.

(Đại cáo bình Ngô)

2. THÔNG HIỂU (04 CÂU)

Câu 1: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp đối trong các trường hợp dưới đây:

  1. a) Nỗi riêng riêng những bàn hoàn

       Dầu chong trắng đĩa, lệ tràn thấm khăn.

                       (Nguyễn Du, Truyện Kiều)

  1. b) Cùng trong một tiếng tơ đồng,

    Người ngoài cười nụ người trong khóc thầm.

                        (Nguyễn Du, Truyện Kiều)

  1. c) Nhẹ như bấc nặng như chì,

        Gỡ cho ra nữa còn gì là duyên?

                         (Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Câu 2: Liệt kê những dòng thơ có sử dụng biện pháp đối trong văn bản Trao duyên và nêu tác dụng của biện pháp này.

Câu 3: Phân tích tác dụng của phép đối trong những câu sau:

a) Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy,

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.

Ngàn dâu xanh ngắt một màu,

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

(Chinh phụ ngâm)

b) Quân đội ta trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.

(Hồ Chí Minh)

Câu 4: Phân tích tác dụng của phép đối trong những câu sau:

a) Khúc sống bên lở bên bồi

Bên lở thì đục, bên bồi thì trong

(Ca dao)

b) Tuần trăng khuyết, đĩa dầu hao

Mặt tơ tưởng, lòng ngao ngán lòng.

c) Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.

Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm, tập khiên, tập súng, tập cờ, mắt chưa từng ngó.

(Nguyễn Đình Chiểu, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)

3. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) chia sẻ cảm nhận của bạn về vẻ đẹp của tiếng Việt trong thơ Nguyễn Du, trong đó chú ý đến những câu thơ có sử dụng biện pháp đối.

Câu 2: Đặt câu với kiểu đối thanh, đối chọi về nghĩa và kiểu đối từ loại?

Câu 3: Trong những câu dưới đây, câu nào sử dụng biện pháp đối, câu nào sử dụng biện pháp điệp?

4. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)

Câu 1: Trong văn học trung đại có rất nhiều bài văn, bài thơ có sử dụng phép đối. Em hãy nêu một số câu văn hoặc câu thơ có sử dụng phép đối thuộc thể loại văn học trung đại.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Bài tập tự luận Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 7 Thực hành Tiếng Việt , Bài tập Ôn tập NV11 chân trời sáng tạo bài 7 Thực hành Tiếng Việt , câu hỏi ôn tập 4 mức độ Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 7 Thực hành Tiếng Việt

Bình luận

Giải bài tập những môn khác