Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 7: Thực hành Tiếng Việt

2. THÔNG HIỂU (04 CÂU)

Câu 1: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp đối trong các trường hợp dưới đây:

  1. a) Nỗi riêng riêng những bàn hoàn

       Dầu chong trắng đĩa, lệ tràn thấm khăn.

                       (Nguyễn Du, Truyện Kiều)

  1. b) Cùng trong một tiếng tơ đồng,

    Người ngoài cười nụ người trong khóc thầm.

                        (Nguyễn Du, Truyện Kiều)

  1. c) Nhẹ như bấc nặng như chì,

        Gỡ cho ra nữa còn gì là duyên?

                         (Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Câu 2: Liệt kê những dòng thơ có sử dụng biện pháp đối trong văn bản Trao duyên và nêu tác dụng của biện pháp này.

Câu 3: Phân tích tác dụng của phép đối trong những câu sau:

a) Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy,

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.

Ngàn dâu xanh ngắt một màu,

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

(Chinh phụ ngâm)

b) Quân đội ta trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.

(Hồ Chí Minh)

Câu 4: Phân tích tác dụng của phép đối trong những câu sau:

a) Khúc sống bên lở bên bồi

Bên lở thì đục, bên bồi thì trong

(Ca dao)

b) Tuần trăng khuyết, đĩa dầu hao

Mặt tơ tưởng, lòng ngao ngán lòng.

c) Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.

Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm, tập khiên, tập súng, tập cờ, mắt chưa từng ngó.

(Nguyễn Đình Chiểu, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)


Câu 1: 

  1. a) Biện pháp đối: “Dầu chong trắng đĩa” - “lệ tràn thấm khăn”

Tác dụng: Với việc sử dụng phép đối, bài thơ đã tạo ra một sự đối lập rõ ràng giữa sự đau buồn của nhân vật Thúy Kiều và sự hạnh phúc của những người khác, tạo ra một hiệu ứng tâm lý mạnh mẽ và tăng cường tính thuyết phục của bài thơ.

  1. b) Biện pháp đối: “người ngoài cười nụ” - “người trong khóc thầm”

Tác dụng: Biện pháp đối đã tăng tính tương phản giữa hai trạng thái cảm xúc của con người trong cùng một không gian nhưng lại hoàn toàn trái ngược nhau. Từ đó làm cho hình ảnh đối lập này trở nên ấn tượng và nổi bật hơn với người đọc. Đồng thời giúp người đọc hiểu rõ về tình cảm, hoàn cảnh của các nhân vật.

  1. c) Biện pháp đối: “nhẹ như bấc” - “nặng như chì”

Tác dụng: Nhằm nhấn mạnh sự mâu thuẫn, phức tạp trong tình cảm và nội tâm của Thúy Kiều. Đây là hình ảnh tương phản giữa sự nhẹ nhàng, mong manh của tình duyên và sự nặng nề, gắn bó của duyên nợ.

Câu 2:

- Những dòng thơ có sử dụng biện pháp đối trong văn bản “Trao duyên”:

“Nỗi riêng riêng những bàn hoàn

Dầu chong trắng đĩa, lệ tràn thấm khăn”

- Tác dụng của biện pháp đối trong văn bản “Trao duyên”:

+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho bài thơ. Giúp cho bài thơ dễ dàng tiếp cận, in sâu vào tâm trí và cảm xúc của người đọc.

+ Đồng thời, biện pháp đối còn đã tạo ra một sự đối lập rõ ràng giữa sự đau buồn của nhân vật Thúy Kiều và sự hạnh phúc của những người khác, tạo ra một hiệu ứng tâm lý mạnh mẽ và tăng cường tính thuyết phục của bài thơ.

 +  Biện pháp đối còn giúp tạo nên sự độc đáo và độc lập trong cách sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du, đóng góp phần quan trọng trong việc tạo nên văn hóa và văn chương của Việt Nam.

Câu 3: 

  1. a) Trong đoạn thơ của Chinh phụ ngâm có dùng phép điệp nhiều lần (cùng, thấy, ngàn dâu,…), đặc biệt là phép điệp liên hoàn (còn gọi là điệp ngữ vòng hay điệp ngữ chuyển tiếp ; từ ngữ cuối của câu trước được lặp lại ở đầu câu sau). Tác dụng : diễn tả sự cách xa đôi ngả, không gian rộng lớn và tâm trạng vô vọng của người ra đi và người trở về.
  2. b) Trong lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh có cả phép điệp từ ngữ (với, nào, cũng,…), cả phép điệp kết cấu ngữ pháp giữa các vế câu. Tác dụng : nhấn mạnh phẩm chất, sức mạnh và nhiệm vụ trọng đại của quân đội, đồng thời khẳng định niềm tin chắc chắn vào khả năng bách chiến bách thắng của quân đội.

Câu 4: 

a) Phép đối diễn tả sự tương phản giữa bên lở và bên bồi của một khúc sông.
b) Phép đối có tác dụng làm tăng mức độ của đêm khuya và trạng thái nhớ thương, buồn bã trong lòng người xa cách.

c) Phép đối có ở từng cặp câu văn tế ; ở mỗi cặp, diễn tả sự đối lập giữa công việc làm ruộng quen thuộc hằng ngày với việc quân cơ chiến trận xa lạ đối với người nông dân Cần Giuộc.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác