Tóm tắt kiến thức ngữ văn 11 chân trời bài 7: Thực hành tiếng việt

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 7: Thực hành tiếng việt. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

BIỆN PHÁP TU TỪ ĐỐI

1. Khái niệm

Đối là biện pháp tư từ đặt những từ ngữ có âm thanh và ý nghĩa tương phản hoặc tương hỗ vào vị trí cân xứng để tạo nên sự hài hòa về nghĩa, đồng thời làm nên nhạc điệu cho câu thơ, câu văn.

2. Tác dụng 

  • Tạo nên sự cân xứng về ý nghĩa và nhạc điệu.
  • Tạo nên cái đẹp hài hòa theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam.
  • Giúp miêu tả sự việc, cảnh vật một cách cô đúc, khái quát.

HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP

Bài tập 1:

a.

  • Biện pháp đối được sử dụng ở dòng thơ tám chữ: các từ trong hai về “dầu chong trắng đĩa” và “lệ tràn thấm khăn” tạo thành từng cặp tương ứng, cân xứng với nhau về nội dung, tương đồng về từ loại (dầu – lệ, chống – tràn, trắng – thấm, đĩa – khăn), trái nhau về thanh điệu bằng (ví dụ: đĩa: trắc; khăn: bằng).
  • Biện pháp này có tác dụng tạo nên vẻ đẹp hài hoà cho câu thơ, đồng thời giúp miêu tả tâm trạng thao thức, dằn vặt của nhân vật Thuý Kiều một cách cô đúc, nổi bật và gợi cảm.

b.

  • Biện pháp đối được sử dụng ở dòng thơ tám chữ: các từ ngữ trong hai vế “người ngoài cười nụ” và “người trong khóc thầm” tạo thành từng cặp tương ứng, cân xứng với nhau về nội dung, giống nhau về từ loại (người ngoài – người trong, cười nụ – khóc thầm), trái nhau về thanh điệu trắc, bằng (cười nụ: bằng - trắc; khóc thầm: trắc – bằng).
  • Biện pháp này có tác dụng vừa tạo nên vẻ đẹp hài hoà cho câu thơ vừa thể hiện một cách cô đọng, hàm súc sự trái ngược, tương phản giữa trạng thái bề ngoài và tâm trạng bên trong của Thúc Sinh cũng như của Thuý Kiều.

c.

  • Biện pháp đối được sử dụng ở dòng thơ sáu chữ: các từ trong hai vế “nhẹ như bấc” và “nặng như chì” tạo thành từng cặp tương ứng, cân xứng với nhau về nội dung, giống nhau về từ loại (nhẹ – nặng, bấc – chì), trái nhau về thanh điệu trắc, bằng (bấc: trắc, chì: bằng).
  • Biện pháp này có tác dụng vừa tạo nên vẻ đẹp hài hoà cho câu thơ vừa thể hiện một cách cô đọng, hàm súc sự tương phản giữa hai hình ảnh ví von, hai trạng thái bối rối và sự ràng buộc mà người trong cuộc khó lòng thoát khỏi được.

Bài tập 2:

Dòng

Dòng thơ sử dụng phép đối

Tác dụng

712

Dầu chong trắng đĩa, lệ tràn thấm khăn

Tạo nên vẻ đẹp hài hòa cho câu thơ đồng thời giúp miêu tả tâm trạng thao thức, dằn vặt của nhân vật Thúy Kiều một cách cô đúc, nổi bật và gợi cảm.

728

Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề

Tạo nên vẻ đẹp hài hòa cho câu thơ đồng thời giúp gợi nhắc một cách khái quát các sự việc gắn với những kỉ niệm khó quên.

730

Xót tình máu mủ thay lời nước non

Tạo nên vẻ đẹp hài hòa cho câu thơ đồng thời nhấn mạnh sự hợp lẽ của việc Thúy Vân thay Thúy Kiều lấy Kim Trọng.

733

Chị dù thịt nát xương mòn.

Tạo nên vẻ đẹp hài hòa cho câu thơ đồng thời nhấn mạnh sự tin cậy và đề cao ân nghĩa mà em (Thúy Vân) dành cho chị (Thúy Kiều).

742

Đốt lò hương ấy, so tơ phím này

Tạo nên vẻ đẹp hài hòa cho câu thơ đồng thời nhấn mạnh ý nghĩa hòa hợp của các kỉ vật thiêng liêng của tình yêu Kim – Kiều.

746

Nát thân bồ liễu, đền nghì trúc mai

Tạo nên vẻ đẹp hài hòa cho câu thơ đồng thời thể hiện sự sẵn sàng hi sinh để đền đáp ân tình.

749

Bây giờ trâm gãy gương tan

Tạo nên vẻ đẹp hài hòa cho câu thơ đồng thời thể hiện sự đau xót bởi cảnh tan lìa của đôi lứa trong tình yêu.

Bài tập 3:

  • Cả ba trường hợp đều dùng biện pháp tu từ đối , nhưng nếu ở trường hợp c, biện pháp tu từ đối được sử dụng trong hai dòng thơ thất ngôn thì ở trường hợp a và b, biện pháp đổi được sử dụng trong nội bộ một dòng thơ.
  • Trường hợp a: Biện pháp đối xuất hiện trong dòng thơ tám chữ.
  • Trường hợp b: Biện pháp đối xuất hiện trong dòng thơ sáu chữ.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức văn 11 CTST bài 7 Thực hành tiếng việt, kiến thức trọng tâm ngữ văn 11 chân trời bài 7: Thực hành tiếng việt, Ôn tập văn 11 chân trời bài Thực hành tiếng việt

Bình luận

Giải bài tập những môn khác