5 phút soạn Văn 6 tập 1 chân trời sáng tạo trang 19

5 phút soạn Văn 6 tập 1 chân trời sáng tạo trang 19. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

VĂN BẢN. THÁNH GIÓNG

PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

CHUẨN BỊ ĐỌC

CH1: Em nghĩ thế nào về việc một cậu bé ba tuổi bỗng nhiên trở thành tráng sĩ?

TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

CH1: Sự ra đời và những biểu hiện khác thường của cậu bé dự báo sự việc sắp xảy ra như thế nào?

CH2: Từ "chú bé" được thay bằng từ "tráng sĩ" khi kể về Thánh Gióng. Sự thay đổi này trong lối kể có ý nghĩa gì?

CH3: Việc kể về những dấu tích đánh giặc của Thánh Gióng trong đoạn kết có ý nghĩa gì?

SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI

CH1: Liệt kê một số chi tiết kì ảo gắn liền với các sự việc sinh ra và lớn lên, ra trận và chiến thắng, bay về trời của nhân vật Gióng?

CH2: Nhận vật Gióng đã nói gì với mẹ và sứ giả khi biết tin nhà vua đang tìm người tài đánh giặc cứu nước? Theo em, vì sao khi nghe Gióng nói, sứ giả "vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ"?

CH3: Văn bản trên đã sử dụng nhiều từ ngữ khác nhau để chỉ nhân vật Gióng. Em hãy liệt kê các từ ngữ ấy thành hai nhóm theo hai thời điểm: trước và sau khi Gióng "vươn vai" thành tráng sĩ để ra trận đánh giặc?

CH4: Từ kết quả liệt kê ở câu 3, hãy cho biết từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần nhất và việc lặp lại ấy có tác dụng thế nào?

CH5: Nhân vật truyền thuyết thường xuất hiện nhằm thực hiện một nhiệm vụ lớn lao. Nhiệm vụ của Gióng là gì và quan trọng như thế nào?

CH6: Theo một số bạn, truyện Thánh Gióng lẽ ra nên kết thúc ở câu “Đến đây, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời". Các bạn ấy cho rằng: phần văn bản sau câu văn này là không cần thiết, vì không còn gì hấp dẫn nữa. Em có đồng ý như vậy không? Vì sao?

CH7: Sau khi đọc truyện Thánh Gióng, em có suy nghĩ gì về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta?

PHẦN II. 5 PHÚT SOẠN BÀI

CHUẨN BỊ ĐỌC

CH1: Việc một cậu bé ba tuổi bỗng nhiên trở thành tráng sĩ là một việc kì lạ,  điều đó chứng tỏ đây là một con người phi thường.

TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

CH1: Sự ra đời và những biểu hiện khác thường của cậu bé dự báo đây là một con người phi thường.

CH2: - "Chú bé" chỉ những cậu bé hồn nhiên.

- "Tráng sĩ" dùng để chỉ người có sức lực cường tráng.

=> Sự thay đổi trong cách gọi Gióng có ý nghĩa khẳng định nhân dân ta luôn sẵn sàng tâm thế thay đổi khi đất nước nguy nan.

CH3: Việc kể về những dấu tích đánh giặc của Thánh Gióng trong đoạn kết có ý nghĩa:

- Thể hiện sự trân trọng, biết ơn, niềm tự hào của nhân dân đối với Thánh Gióng.

- Giải thích nguồn gốc các sự kiện, địa điểm lịch sử.

SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI

CH1: - Sự ra đời và lớn lên của Gióng:

+ Gióng được sinh ra một cách kì lạ. Khi sứ giả đi tìm người tài giỏi cứu nước, thì Gióng bỗng cất tiếng nói mời sứ giả vào.

- Gióng ra trận và chiến thắng:

+ Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng.

+ Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác.

- Gióng bay về trời: 

+ Gióng một mình một ngựa, lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay về trời.

CH2: - Khi nghe được lệnh sứ giả, Gióng bảo mẹ: "Mẹ ra mời sứ giả vào đây" và nói với sứ giả: "Ông về tâu vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này".

- Sứ giả kinh ngạc vì sự kì lạ của Gióng.

- Sứ giả mừng rỡ vì bây giờ đã tìm được người cứu nước sau rất nhiều ngày tháng tìm kiếm người tài.

CH3: Trước khi Gióng trở thành tráng sĩ để ra trận đánh giặc: cậu bé, đứa trẻ, đứa bé, chú bé.

  • Sau khi Gióng trở thành tráng sĩ để ra trận đánh giặc: tráng sĩ, Phù Đổng Thiên Vương.

CH4: - Từ lặp lại nhiều nhất: "tráng sĩ" (lặp lại 7 lần).

-> Thể hiện quan niệm và thái độ trân trọng của nhân dân ta về người anh hùng.

CH5: - Nhiệm vụ của Gióng là đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc để nhân dân ta có một cuộc sống ấm no, yên bình -> Nhiệm vụ rất quan trọng, mang tầm vóc quốc gia và ảnh hưởng đến toàn dân tộc.

CH6: Em không đồng ý với ý kiến trên, vì phần cuối truyện kể về những dấu tích của Gióng còn để lại khiến cho câu chuyện hấp dẫn, sinh động hơn. Đó là những di sản mà Gióng thể lại cho dân tộc ta đến ngày nay. 

CH7: Em thấy rằng Gióng chính là đại diện cho hình ảnh của nhân dân ta, một dân tộc hào hùng, dũng cảm, khi đất nước bị xâm lược thì luôn sẵn sàng đứng lên đoàn kết chiến đấu đánh đuổi giặc xâm, bảo vệ quốc gia, lãnh thổ. 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 6 tập 1 chân trời sáng tạo, soạn Văn 6 tập 1 chân trời sáng tạo trang 19, soạn Văn 6 tập 1 CTST trang 19

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo