5 phút giải Toán 6 tập 2 Chân trời sáng tạo trang 83
5 phút giải Toán 6 tập 2 Chân trời sáng tạo trang 83. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 5. TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG
PHẦN I. HỆ THỐNG BÀI TẬP, BÀI GIẢI CUỐI SGK
1. HỆ THỐNG BÀI TẬP CUỐI SGK
Bài 1: Chọn trong ba phương án dưới đây để được một phát biểu đúng.
Điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB khi:
(A) MA = MB
(B) M nằm giữa A,B và MA = MB
(C) M nằm giữa A và B
Bài 2: Đo độ dài các đoạn thẳng AD, CD, AC, BC trong hình bên.
a) Điểm C có là trung điểm của đoạn thẳng AB không? Vì sao?
b) Điểm D có là trung điểm của đoạn thẳng AC không? Vì sao?
Bài 3: Một người muốn cắt thanh gỗ như hình dưới đây thành hai phần bằng nhau, mỗi phần dài 9cm. Em hãy cùng các bạn trao đổi với nhau cách cắt thanh gỗ.
Bài 4: Cho hình vẽ bên:
a) Nêu cách vẽ trung điểm A của đoạn thẳng BC.
b) Nêu cách vẽ điểm M sao cho B là trung điểm của đoạn thẳng AM. Em có nhận xét gì về độ dài các đoạn thẳng AB, BM và AC
Bài 5: Trong hình chữ nhật ABCD ở hình bên, hãy dự đoán O là trung điểm của những đoạn thẳng nào? Em hãy nêu cách kiểm tra dự đoán đó
2. 5 PHÚT GIẢI BÀI CUỐI SGK
Đáp án bài 1:
B
Đáp án bài 2:
a) Có. Vì C nằm giữa hai điểm A, B và AC = CB
b) Không. Vì A, D, C không cùng nằm trên một đường thẳng
Đáp án bài 3:
Dùng thước đo từ điểm 0 cm đặt ở đầu thanh gỗ đến điểm 9cm. Đánh dấu điểm đó và dùng dụng cụ cắt tại điểm vừa đánh dấu
Đáp án bài 4:
a)
- Đo độ dài đoạn BC
- Đặt mép thước trùng với đoạn BC sao cho vạch 0 trùng với điểm B, khi đó điểm C trùng với vị trí bằng nửa độ dài BC. Đánh dấu điểm đó là A. Khi đó A là trung điểm của BC
b) - Kéo dài đường thẳng BC về phía B
- Đo độ dài AB, Đặt thước trùng với đoạn AB sao cho vạch 0 trùng với điểm B, khi đó điểm M nằm ở cùng phía với điểm B và BM có độ dài bằng với AB.
=> AB = BM = AC
Đáp án bài 5:
O có thể là trung điểm của các đoạn thẳng: AC, DB, MN, KL
Dùng thước để đo để kiểm tra dự doãn
PHẦN II. HỆ THỐNG BÀI TẬP, BÀI GIẢI GIỮA SGK
1. HỆ THỐNG BÀI TẬP GIỮA SGK
Hoạt động: Vẽ đoạn thẳng AB = 6 cm, vẽ điểm M thuộc AB sao cho AM = MB (Hình 1a).
Trên đoạn thẳng PQ cho điểm N (Hình 1b).
- Đo độ dài các đoạn thẳng NP và NQ.
- Hãy so sánh độ dài đoạn thẳng NP với NQ.
Em có nhận xét gì về vị trí của điểm M so với các điểm A và B; điểm N so với các điểm P và Q.
Thực hành 1: Cho đoạn thẳng MN = 10 cm. I là một điểm thoả mãn NI = 5cm. Điểm I có là trung điểm của đoạn thẳng MN không? Vẽ hình minh hoạ.
Thực hành 2: Hãy nêu các cách để xác định trung điểm của cạnh dài của bảng viết trên lớp.
2. 5 PHÚT GIẢI BÀI GIỮA SGK
Đáp án HD:
- Học sinh tự thực hiện đo
- NP < NQ
- Điểm M nằm chính giữa A và B, MA = MB.
Điểm N không nằm chính giữa hai điểm P và Q
Đáp án TH1:
Có
Đáp án TH2:
- Đo độ dài của cạnh bảng
- Đặt điểm 0 của thước ở một đầu cạnh bảng, đo đến độ dài bằng một nửa cạnh bảng nên trên
- Điểm đó là trung điểm của cạnh bảng
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
giải 5 phút Toán 6 tập 2 Chân trời sáng tạo, giải Toán 6 tập 2 Chân trời sáng tạo trang 83, giải Toán 6 tập 2 CTST trang 83
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận