5 phút giải Khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức trang 164
5 phút giải Khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức trang 164. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.
BÀI 40. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở SINH VẬT
PHẦN I. HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP TRONG SGK
Câu hỏi: Cây đậu ở hình bên không được mọc ra từ rễ, thân hay lá của mẹ mà lại mọc lên từ một bộ phận đặc biệt là hạt. Đây là ví dụ về sinh sản hữu tính. Vậy sinh sản hữu tính là gì và quá trình này diễn ra như thế nào?
I. KHÁI NIỆM SINH SẢN HỮU TÍNH
Câu hỏi: Lấy ví dụ các loài sinh vật có hình thức sinh sản hữu tính mà em biết
II. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT CÓ HOA
1. Cơ quan sinh sản
Câu 1: Quan sát hình 40.1, mô tả cấu tạo của hoa lưỡng tính. Hoa lưỡng tính có đặc điểm gì khác hoa đơn tính?
Câu 2: Phân loại các hoa đơn tính và hoa lưỡng tính trong 40.2
2. Quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật
Câu 1: Mô tả các giai đoạn trong sinh sản hữu tính ở thực vật. Phân biệt quá trình thụ phấn và thụ tinh ở thực vật. Cho viết ý nghĩa của thụ tinh trong quá trình hình thành quả và hạt
Câu 2: Cho biết quả và hạt được hình thành từ bộ phận nào của hoa. Giải thích tại sao trong tự nhiên có loại quả có hạt và loại quả không có hạt
III. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
Câu 1: Quan sát hình 40.4 mô tả khái quát các giai đoạn sinh sản hữu tính ở gà và thỏ
Câu 2: Phân biệt sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở sinh vật
Câu 3: Nêu những ưu điểm của hình thức mang thai và sinh con ở động vật có vú so với hình thức đẻ trứng ở các động vật khác
IV. VAI TRÒ VÀ ỨNG DỤNG CỦA SINH SẢN HỮU TÍNH Ở SINH VẬT
Câu hỏi: Sinh sản hữu tính ở sinh vật có vai trò và ứng dụng như thê nào? Cho ví dụ
PHẦN II. 5 PHÚT TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP TRONG SGK
Câu hỏi:
Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử để phát triển thành cơ thể mới.
I. KHÁI NIỆM SINH SẢN HỮU TÍNH
Câu hỏi:
VD: lúa, ngô, cam, trâu, gà, cá chép, voi,...
II. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT CÓ HOA
1. Cơ quan sinh sản
Câu 1:
Hoa lưỡng tính là hoa có cấu tạo có cả nhị và nhụy, trong khi hoa đơn tính chỉ mang nhị hoặc nhụy.
Câu 2:
- Hoa lưỡng tính: hoa cải, hoa bưởi, hoa khoai tây, hoa táo tây.
- Hoa đơn tính: hoa dưa chuột, hoa liễu.
2. Quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật
Câu 1:
- Sinh sản hữu tính: Tạo giao tử → Thụ phấn → Thụ tinh → Hình thành quả.
- Thụ phấn là hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy. Thụ tinh là tế bào sinh dục đực của hạt phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái tại noãn để tạo thành hợp tử.
- Ý nghĩa: giúp hình thành quả có hạt.
Câu 2:
Quả do bầu nhụy chứa noãn được thụ tinh, hạt do noãn đã được thụ tinh tạo thành. Loại quả không có hạt là do không có sự thụ tinh nên không có hạt.
III. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
Câu 1:
- Hình thành giao tử: tế bào trứng được hình thành và phát triển trong cơ quan sinh dục cái, tinh trùng đực hình thành trong cơ quan sinh dục đực.
- Thụ tinh: là sự kết hợp của giao tử cái với giao tử đực tạo thành hợp tử.
- Phát triển phôi: hợp tử phân chia → phôi → cơ thể con.
Câu 2:
- Giống: Đều tạo ra các cá thể mới từ các thể ban đầu
- Khác:
Sinh sản vô tính | Sinh sản hữu tính |
Không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái. | Có sự kết hợp của giao tử đực và cái → hợp tử → cơ thể mới |
Tạo ra các cá thể thích nghi với điều kiện sống ổn định | Tạo ra các cá thể thích nghi tốt hơn với điều kiện sống thay đổi |
Cơ quan sinh sinh sản: rễ, thân lá | Cơ quan sinh sản: hoa |
Gồm: nảy chồi, phân mảnh, trinh sản | Hình thành giao tử, thụ tinh, phát triển phôi thành cơ thể mới |
Câu 3:
Phôi được cung cấp chất dinh dưỡng và bảo vệ tốt trong tử cung của cơ thể mẹ nên tỉ lệ sống sót cao hơn so với những loài đẻ trứng.
IV. VAI TRÒ VÀ ỨNG DỤNG CỦA SINH SẢN HỮU TÍNH Ở SINH VẬT
Câu hỏi:
- Vai trò: tạo ra các cá thể mới đa dạng, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài
- Ứng dụng: tạo ra nhiều giống vật nuôi cây trồng. Ví dụ: vịt xiêm, giống lúa DT17, DT24, DT25
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
giải 5 phút Khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức, giải Khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức trang 164, giải Khoa học tự nhiên 7 KNTT trang 164
Bình luận