5 phút giải Hóa học 10 Chân trời sáng tạo trang 52

5 phút giải Hóa học 10 Chân trời sáng tạo trang 52. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 8. QUY TẮC OCTET

PHẦN I. HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP TRONG SGK

Khi liên kết với nhau, nguyên tử của các nguyên tố dường như đã cố gắng “bắt chước” cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố khí hiếm để bền vững hơn. Điều này đã được nhà hóa học người Mỹ Lewis (Li-uýt, 1875 – 1946) đề nghị khi nghiên cứu về sự hình thành phân tử từ các nguyên tử. Ông gọi đó là quy tắc octet. Quy tắc octet là gì?

1. LIÊN KẾT HÓA HỌC

Thảo luận 1: Hình 8.1 giải thích sự hình thành phân tử hydrogen (H2) và fluorine (F2) từ các nguyên tử. Theo em, các nguyên tử hydrogen và fluorine đã bắt chước cấu hình electron của các nguyên tử khí hiếm nào khi tham gia liên kết?

Thảo luận 2: Sử dụng sơ đồ tương tự như Hình 8.1, hãy giải thích sự tạo thành phân tử chlorine (Cl2) và oxygen (O2) từ các nguyên tử tương ứng.

2. QUY TẮC OCTET

Thảo luận 3:Từ Hình 8.2, cho biết mỗi nguyên tử nitrogen đã đạt được cấu hình electron bền vững của nguyên tử khí hiếm nào.

Luyện tập: Nguyên tử của các nguyên tố hydrogen và fluorine có xu hướng cho đi, nhận thêm hay góp chung các electron hóa trị khi tham gia liên kết hình thành phân tử hydrogen fluoride (HF).

Thảo luận 4: Ion sodium và ion fluoride có cấu hình electron của các khí hiếm tương ứng nào?

Thảo luận 5: Trình bày sự hình thành ion lithium. Cho biết ion lithium có cấu hình electron của khí hiếm tương ứng nào?

Luyện tập: Biết phân tử magnesium oxide hình thành bởi các ion Mg2+ và O2-. Vận dụng quy tắc octet, trình bày sự hình thành các ion trên từ những nguyên tử tương ứng.-

BÀI TẬP

Câu 1: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có xu hướng đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm argon khi tham gia hình thành liên kết hóa học?

A. Fluorine             B. Oxygen             C. Hydrogen             D. Chlorine

Câu 2: Để đạt quy tắc octet, nguyên tử của nguyên tố potassium (Z = 19) phải nhường đi

A. 2 electron                B. 3 electron                 C. 1 electron                 D. 4 electron

Câu 3: Vận dụng quy tắc octet, trình bày sơ đồ mô tả sự hình thành phân tử potassium chloride (KCI) từ nguyên tử của các nguyên tố potassium và chlorine.

Câu 4: Giải thích sự hình thành liên kết trong phân tử H2O bằng cách áp dụng quy tắc octet.

PHẦN II. 5 PHÚT TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP TRONG SGK

Các nguyên tố nhóm A có xu hướng tạo thành lớp vỏ ngoài cùng có 8 electron tương ứng với khí hiếm gần nhất khi hình thành liên kết hóa học.

1. LIÊN KẾT HÓA HỌC

Thảo luận 1:

- H2: sau khi tham gia liên kết nguyên tử H có 1 lớp electron, 2 electron ở lớp ngoài cùng  Giống cấu hình electron của He.

- F2: sau khi hình thành liên kết nguyên tử F: Có 2 lớp electron, 8 electron ở lớp ngoài cùng  Giống cấu hình electron của Ne.

Thảo luận 2:

- Cl có 7 electron ở lớp ngoài cùng. Khi 2 nguyên tử Cl liên kết với nhau, mỗi nguyên tử Cl sẽ góp 1 electron để tạo 1 cặp electron dùng chung tạo thành cấu hình electron bền vững của khí hiếm

- O có 6 electron ở lớp ngoài cùng. Khi 2 nguyên tử O liên kết với nhau, mỗi nguyên tử O sẽ góp 2 electron để tạo 2 cặp electron dùng chung tạo thành cấu hình electron bền vững của khí hiếm

2. QUY TẮC OCTET

Thảo luận 3:

Ne.

Luyện tập:

Đều có xu hướng nhận electron.

Thảo luận 4:

Đều là Ne.

Thảo luận 5:

Lithium có xu hướng nhường 1 electron để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm He.

Luyện tập:

- Mg cho đi 2 electron để tạo thành Mg2+

- O nhận thêm 2 electron để tạo thành O2-

BÀI TẬP

Câu 1: 

D.

Câu 2: 

C.

Câu 3: 

- K có xu hướng nhường 1 electron này để đạt cấu hình electron giống khí hiếm, phần tử thu được mang điện tích dương.

- Cl có xu hướng nhận 1 electron để đạt cấu hình electron giống khí hiếm, phần tử thu được mang điện tích âm.

- Hai ion trái dấu hút nhau tạo thành phân tử KCl.

- Sơ đồ mô tả:

Vận dụng quy tắc octet, trình bày sơ đồ mô tả sự hình thành phân tử (ảnh 1)

Câu 4: 

- O có xu hướng nhận 2 electron để đạt được cấu hình giống khí hiếm.

- H có xu hướng nhận 1 electron để đạt được cấu hình giống khí hiếm.

 Mỗi nguyên tử H sẽ góp chung 1 electron với nguyên tử O tạo thành 2 cặp electron dùng chung.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Hóa học 10 Chân trời sáng tạo, giải Hóa học 10 Chân trời sáng tạo trang 52, giải Hóa học 10 CTST trang 52

Bình luận

Giải bài tập những môn khác