5 phút giải Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 cánh diều trang 53

5 phút giải Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 cánh diều trang 53. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 4. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THỦY SẢN

PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

1. HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC

CH: Hãy hoàn thành sơ đồ theo mẫu dưới đây:

2. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

CH1: Vai trò nào của thuỷ sản là quan trọng nhất? Vì sao?

CH2: Hãy phân tích xu hướng phát triển thuỷ sản ở Việt Nam và trên thế giới.

CH3: Hãy kể tên và nêu đặc điểm của những ngành nghề thuỷ sản có ở địa phương em.

CH4: Dựa theo đặc điểm cấu tạo, hãy sắp xếp các loài sau theo mẫu Bảng 1: cá mè, tôm càng xanh, cua biển, vẹm xanh, rong mứt, trai ngọc, ốc hương, cả vược, cá trôi, ếch, rong sụn, rùa biển, cá sấu, rong câu chỉ vàng, tôm hùm

CH5: Dựa theo đặc điểm môi trường sống, hãy sắp xếp các loài sau theo mẫu Bảng 2: cá rô phi, tôm càng xanh, cá tầm, ốc hương, cá song, cá hồi vân, tôm hùm.

CH6: Nêu đặc điểm của một số phương thức nuôi trồng thuỷ sản phổ biến theo mẫu Bảng 3.

PHẦN II. 5 PHÚT GIẢI BÀI

1. HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC

CH: a.Vai  trò và triển vọng của thủy sản

- Vai trò:

+ Cung cấp thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

+ Cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến thực phẩm, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi, ngành dược, mĩ phẩm.

+ Phát triển kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho hàng triệu lao động.

+ Khẳng định chủ quyền biển đảo, đảm bảo an ninh quốc phòng thông qua các hoạt động khai thác và nuôi trồng thuỷ sản trên biển.

- Triển vọng:

+ Phát triển thành ngành kinh tế quan trọng của quốc gia có quy mô sản xuất hàng hoá lớn, có trình độ quản lí khoa học, công nghệ tiên tiến, phát triển bền vững và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.

+ Phát triển mạnh để đưa nước ta thành trung tâm chế biến thuỷ sản sâu, thuộc nhóm ba nước sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản dẫn đầu thế giới.

+ Giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu các ngành kinh tế nông nghiệp và kinh tế biển, góp phần bảo đảm an ninh dinh dưỡng, thực phẩm.

+ Đảm bảo an sinh xã hội, làng cá xanh, sạch, đẹp, văn minh.

+ Đảm bảo lao động thuỷ sản có mức thu nhập ngang bằng mức bình quân chung cả nước.

+ Góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

+ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin (AI, IoT, BigData) và chuyển đổi số trong sản xuất và quản lí thuỷ sản nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Các mô hình nuôi thông minh, quản lí chuỗi được nhân rộng.

- Xu thế phát triển:

+ Phát triển thuỷ sản bền vững gắn với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản. Mớ rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu bảo tồn biển. Bảo tồn các loài thuỷ sản hoang dã quý, hiếm.

+ Khai thác thuỷ sản bền vững: giảm áp lực khai thác thuỷ sản, tăng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản.

+ Khai thác thuỷ sản tuân thủ các quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm (CoC), chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) giúp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và hệ sinh thái ven biển bền vững, mở rộng thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm thuỷ sản từ khai thác, ổn định sinh kế của người dân ven biển, đảm bảo an ninh quốc phòng trên các vùng biển.

+ Mở rộng đối tượng nuôi trồng thuỷ sản có giá trị, khuyến khích phát triển nuôi trồng vì tảo, rong biển giúp cung cấp đa dạng nguồn nguyên liệu đặc biệt cho ngành dược mĩ phẩm. Phát triển trồng rong biển có vai trò quan trọng trong cái thiện môi trường cho hệ sinh thái biển.

+ Phát triển các công nghệ nuôi thuỷ sản thông mình, nuôi thuỷ sản an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đồng thời giảm thiểu tác động đến môi trường.

+ Phát triển các sản phẩm thuỷ sản được chứng nhận thực hành nuôi tốt như VietGAP, GlobalGAP,... là định hướng ưu tiên nhằm mục đích phát triển bền vững. Áp dụng các tiêu chuẩn này giúp kiểm soát các khâu trong quá trình nuôi đảm bảo sản phẩm nuôi an toàn và có chất lượng cao, tăng khả năng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

+ Tổ chức sản xuất thuỷ sản tuần hoàn theo chuỗi giá trị sản phẩm giúp giảm thiểu thất thoát, sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu từ đó giảm giá thành sản xuất. Thực hiện truy xuất nguồn gốc và xây dựng thương hiệu các sản phẩm thuỷ sản đảm bảo sản phẩm có uy tín, có tính cạnh tranh cao trên thị trường thế giới.

- Yêu cầu cơ bản của người lao động:

+ Có sức khoẻ tốt, chăm chỉ, chịu khó, có trách nhiệm cao trong công việc.

+ Có kiến thức, kĩ năng cơ bản về lĩnh vực thuỷ sản và kinh tế.

+ Tuân thủ an toàn lao động, có ý thức bảo vệ môi trường và tuân thủ các công ước quốc tế liên quan đến thuỷ sản.

+ Yêu thiên nhiên, yêu thích sinh vật, yêu lao động.

b.Nhóm thủy sản và phương thức nuôi:

- Phân loại nhóm thủy sản:

+ Theo nguồn gốc

+ Theo đặc tính sinh học

- Phương thức nuôi:

+ Nuôi quảng canh

+ Nuôi bán thâm canh

+ Nuôi thâm canh

2. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

CH1: Vai trò: Cung cấp thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Vì:

+ Cung cấp nguồn protein chất lượng cao, giàu omega-3 và vitamin thiết yếu, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đặc biệt quan trọng trong bối cảnh dân số gia tăng.

+ Góp phần đa dạng hóa nguồn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ngày càng cao của người dân.

CH2: Các xu hướng phát triển thủy sản ở Việt Nam và trên thế giới:

- Phát triển thuỷ sản bền vững gắn với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản. Mớ rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu bảo tồn biển. Bảo tồn các loài thuỷ sản hoang dã quý, hiếm.

- Khai thác thuỷ sản bền vững: giảm áp lực khai thác thuỷ sản, tăng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản.

- Khai thác thuỷ sản tuân thủ các quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm (CoC), chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) giúp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và hệ sinh thái ven biển bền vững, mở rộng thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm thuỷ sản từ khai thác, ổn định sinh kế của người dân ven biển, đảm bảo an ninh quốc phòng trên các vùng biển.

- Mở rộng đối tượng nuôi trồng thuỷ sản có giá trị, khuyến khích phát triển nuôi trồng vì tảo, rong biển giúp cung cấp đa dạng nguồn nguyên liệu đặc biệt cho ngành dược mĩ phẩm. Phát triển trồng rong biển có vai trò quan trọng trong cái thiện môi trường cho hệ sinh thái biển.

- Phát triển các công nghệ nuôi thuỷ sản thông mình, nuôi thuỷ sản an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đồng thời giảm thiểu tác động đến môi trường.

- Phát triển các sản phẩm thuỷ sản được chứng nhận thực hành nuôi tốt như VietGAP, GlobalGAP,... là định hướng ưu tiên nhằm mục đích phát triển bền vững. Áp dụng các tiêu chuẩn này giúp kiểm soát các khâu trong quá trình nuôi đảm bảo sản phẩm nuôi an toàn và có chất lượng cao, tăng khả năng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

- Tổ chức sản xuất thuỷ sản tuần hoàn theo chuỗi giá trị sản phẩm giúp giảm thiểu thất thoát, sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu từ đó giảm giá thành sản xuất. Thực hiện truy xuất nguồn gốc và xây dựng thương hiệu các sản phẩm thuỷ sản đảm bảo sản phẩm có uy tín, có tính cạnh tranh cao trên thị trường thế giới.

CH3: Địa phương: Cà Mau, tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long.

- Ngành nghề thuỷ sản:

+ Nuôi trồng thuỷ sản:

  • Nuôi tôm sú: Diện tích lớn, tập trung ở các huyện ven biển như Năm Căn, Ngọc Hiển.

  • Nuôi cua: Cua Cà Mau nổi tiếng, được nuôi nhiều ở các huyện ven biển và ven sông.

  • Nuôi cá: Cá tra, basa, cá lóc,... được nuôi ở các khu vực nước ngọt và nước lợ.

+ Khai thác thuỷ sản:

  • Khai thác hải sản ven bờ: Tôm, cua, cá, mực,... được khai thác bằng nhiều hình thức như lặn, câu, lưới,...

  • Khai thác hải sản xa bờ: Cá ngừ đại dương, cá thu,... được khai thác bằng tàu thuyền lớn, có trang thiết bị hiện đại.

- Đặc điểm của ngành nghề thuỷ sản:

+ Nuôi trồng thuỷ sản:

  • Phát triển mạnh mẽ, ứng dụng nhiều kỹ thuật tiên tiến.

  • Sản lượng cao, đóng góp lớn cho kinh tế địa phương.

  • Gặp nhiều rủi ro do dịch bệnh, biến đổi khí hậu.

+ Khai thác thuỷ sản:

  • Tận dụng lợi thế về vị trí địa lý, nguồn lợi hải sản phong phú.

  • Cung cấp nguồn thực phẩm dồi dào cho thị trường trong và ngoài nước.

  • Đối mặt với nguy cơ khai thác quá mức, ảnh hưởng đến môi trường biển.

CH4:

Nhóm cá

Nhóm giáp xác

Nhóm nhuyễn thể

Nhóm bò sát, lưỡng cư

Nhóm rong biển

Cá mè

Tôm càng xanh

Vẹm xanh

ếch

Rong mứt

Cá vược

Cua biển

Trai ngọc

Rùa biển

Rong câu chỉ vàng

Cá trôi

Tôm hùm

ốc hương 

Cá sấu

Rong sụn

CH5:

Nhóm nước lạnh

Nhóm nước ấm

Nhóm nước ngọt

Nhóm nước mặn, lợ

Cá hồi vân

Tôm càng xanh

Cá rô phi

Ốc hương

Cá tầm

Tôm hùm

 

 

Cá song

 

 

 

CH6:

Phương thức nuôi

Nguồn giống

Thức ăn

Mức độ trang bị kĩ thuật

Nuôi trồng thủy sản quảng canh

Ưu tiên giống có chất lượng tốt

Thức ăn tự nhiên

Thấp

Nuôi trồng thủy sản bán thâm canh

Ưu tiên giống có chất lượng tốt

Thức ăn tự nhiên và thức ăn thủy sản

Trung bình

Nuôi trồng thủy sản thâm canh

Ưu tiên giống có chất lượng tốt

Thức ăn thủy sản

Cao


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 cánh diều, giải Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 cánh diều trang 53, giải Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 CD trang 53

Bình luận

Giải bài tập những môn khác