5 phút giải Công nghệ 7 chân trời sáng tạo trang 58

5 phút giải Công nghệ 7 chân trời sáng tạo trang 58. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 10. KĨ THUẬT NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC VẬT NUÔI

PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

1. Vai trò của việc nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng, trị bệnh cho vật nuôi

CH1:  Quan sát hình 10.1 và nêu những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của vật nuôi.

CH2: Hãy liệt kê những công việc cần làm để nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi.

CH3: Theo em, vì sao tiêm vaccine lại giúp vật nuôi phòng ngừa được bệnh dịch?

2. Chăn nuôi vật nuôi

CH1: Hãy nêu các đặc điểm cơ thể của vật nuôi non mà biết trong từng trường hợp được minh họa ở hình 10.2

CH2: Đặc điểm cơ thể ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của vật nuôi non như thế nào?

CH3: Nêu tác dụng của các công việc nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non được minh họa trong mỗi trường hợp ở Hình 10.3

CH4: Vật nuôi đực giống có vai trò gì trong sự phát triển của đàn?

CH5: Các vật nuôi đực giống trong Hình 10.4 có đặc điểm cơ thể như thế nào?

CH6: Cơ thể vật nuôi thay đổi như thế nào khi mang thai (Hình 10.5)?

CH7: Hãy nêu nhiệm vụ của các vật nuôi cái sinh sản ở giai đoạn nuôi con  (Hình 10.6).

CH8: Chăm sóc vật nuôi cái sinh sản có tác động thế nào đến đàn vật nuôi con?

CH9: Theo em, cần làm gì để phòng và điều trị bệnh thông thường do kí sinh trùng như giun, sán, ve... gây ra cho vật nuôi?

3. Vệ sinh trong chăn nuôi

CH1: Hãy quan sát hình 10.7 và nêu những yếu tố ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường sống của vật nuôi.

CH2: Chất thải và rác thải trong chăn nuôi ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của con người như thế nào?

LUYỆN TẬP

CH1: Vì sao chăm sóc, phòng và trị bệnh cho vật nuôi lại ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi?

CH2: Trình bày biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc cho các vật nuôi được minh họa trong Hình 10.8

CH3: Cách chăm sóc vật nuôi đực giống khác với vật nuôi cái sinh sản như thế nào?

VẬN DỤNG

CH1: Quan sát, tìm hiểu và nhận xét công việc chăm sóc và nuôi dưỡng vật nuôi ở gia đình, địa phương em.

PHẦN II. 5 PHÚT GIẢI BÀI

1. Vai trò của việc nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng, trị bệnh cho vật nuôi

CH1: Quá trình

- chọn con giống                        - nuôi dưỡng

- chăm sóc                                 - phòng và trị bệnh

CH2:

  • Chuẩn bị chuồng trại một cách tốt nhất, chọn nơi đủ mát, đủ ấm, đủ ánh sáng để làm chuồng
  • Nuôi vật nuôi mẹ tốt để có nhiều sữa chất lượng tốt cho đàn con.
  • Tiêm thuốc phòng các bệnh theo đúng từng giai đoạn
  • Giữ ấm cho cơ thể....

CH3vì vắc xin là chế phẩm có tính kháng nguyên để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với tác nhân gây bệnh, kích thích hệ thống miễn dịch tự nhận diện

2. Chăn nuôi vật nuôi

CH1:

a: Lợn con : 

  • Lợn con có tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh
  • Hệ thần kinh điều khiển cân bằng nhiệt chưa hoàn chỉnh.
  • Chức năng miễn dịch chưa tốt.

b: Gà con

  • Sức đề kháng kém, chức năng miễn dịch chưa tốt.
  • Gà con có tốc độ sinh trưởng cao nhất nên nhu cầu dinh dưỡng cao nhưng do kích thước và chức năng hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh.

c: Bê 

  • Sức đề kháng của bê con vẫn còn yếu
  • Chức năng hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh.

CH2: 

  • Sự điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh: Con non mới sinh ra chưa có khả năng điều hòa thân nhiệt được như những con lớn . Cần giữ ấm nếu không cơ thể sẽ rất yếu, chậm phát triển.
  • Chức năng của hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh: Vì con non mới sinh từ trong bụng mẹ chỉ có nguồn thức ăn chính là sữa mẹ, chưa được tiếp xúc với những nguồn thức ăn lạ Cần chọn thức ăn dễ tiêu hóa.
  • Chức năng hệ miễn dịch chưa tốt, sức đề kháng kém: Vật nuôi con dễ bị mắc bệnh hơn những vật nuôi trưởng thành.

CH3: 

a: Sưởi ấm để tránh nhiễm lạnh làm phát sinh các bệnh về hô hấp, tiêu hóa cho vật nuôi non.

b: Cho bú sữa đầu có đủ chất dinh dưỡng, nhiều kháng thể giúp cho cơ thể vật nuôi non chống lại bệnh tật.

c: Tập cho ăn sớm để cung cấp dinh dưỡng cho vật nuôi non và giúp hệ tiêu hóa phát triển hoàn thiện.

d: Cho vật nuôi non vận động, tiếp xúc nhiều với nắng sớm để cơ thể khỏe mạnh và trao đổi chất tốt.

e: Giữ vệ sinh chuồng sạch sẽ, khô ráo; cho uống hoặc tiêm vaccine phòng bệnh đầy đủ.

f: Thường xuyên theo dõi để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời; nhanh chóng cách li vật nuôi non nhiễm bệnh để tránh lây lan.

CH4: Nhằm đạt khả năng phối giống cao và cho con giống tốt cho vật nuôi đời sau 

CH5: 

a: Hình thể chắc,khỏe mạnh, hệ cơ phát triển, thân dài, lưng thẳng, yếm và u vai phát triển, tai to và cụp xuống

b: Thân có lông màu trắng tuyền, đầu nhỏ, dài, tai to dài rủ xuống kín mặt, tai cúp về phía trước, cổ nhỏ và dài, mình dài, ...

c: Ngoại hình to, khỏe, lượng sữa dê khá. Con dê đực được chọn làm giống có đầu ngắn và rộng, đôi tai to cân đối và dày, cổ to, ngực nở, bốn chân cứng cáp, ...

CH6: 

a: Lợn cái mang thai: thường xuất hiện trạng thái phù thũng ở tứ chi, thành bụng; tuyến vú phát triển to lên, bè ra; ...

b: Bò cái mang thai: Bầu vú có sự thay đổi như bầu vú căng, phát triển lớn khi bò có chửa, càng gần đẻ càng lớn. 

 c: Sau khi lên giống theo dõi đến chu kỳ động dục tiếp theo (21 ngày) nếu không thấy dê cái có biểu hiện động dục thì có thể chúng đã mang thai.

CH7:

a: Giữ ấm cho lợn con, cho lợn con bú

b: Cho bê con bú sữa đầu, hướng dẫn con một số kỹ năng sống, tách bê con khỏi mẹ để rèn luyện khả năng tự lập.

c: Cho dê con bú sữa đầu, tách dê con khỏi mẹ để rèn luyện khả năng tự lập.

CH8: ảnh hưởng đến sức khỏe cúa mẹ và con non trong bụng và chất lượng của đàn vật nuôi con.

CH9: 

  • Vệ sinh nơi ở, chuồng trại vật nuôi sạch sẽ. Đảm bảo nơi ở khô ráo, thoáng mát
  • Tiêm vaccine định kì cho vật nuôi

3. Vệ sinh trong chăn nuôi

CH1:

  • Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, không khí chuồng trại
  • Hướng chuồng, kiểu chuồng, xử lí chất thải, vị trí chuồng
  • Thức ăn và nước uống.

CH2:  ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người, làm giảm sức đề kháng vật nuôi, tăng tỷ lệ mắc bệnh, năng suất bị giảm. chất thải gây ô nhiễm môi trường

LUYỆN TẬP

CH1: Nếu chăm sóc, phòng và điều trị bệnh không tốt dẫn đến vật nuôi có hệ miễn dịch không tốt, sức đề kháng kém, sức khỏe yếu, không đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng.

CH2: 

a: Cho vật nuôi con vận động để tăng cường sức khỏe, tiếp xúc nhiều với nắng sớm để cơ thể khỏe mạnh và trao đổi chất tốt.

b: Giữ vệ sinh chuồng sạch sẽ, khô ráo tạo điều kiện tốt nhất cho vật nuôi sinh hoạt

c: Cho bú sữa đầu có đủ chất dinh dưỡng, nhiều kháng thể giúp cho cơ thể vật nuôi non chống lại bệnh tật.

VẬN DỤNG

CH1:

  • Chó, mèo : cho ăn; chơi cùng nó, dắt vật nuôi đi dạo; chăm sóc, tắm rửa vật nuôi.
  • Lợn, gà : xây chuồng cho nó, cho ăn, lợn thì tắm rửa thường xuyên cho sạch sẽ, tiêm vaxin định kỳ cho gà

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Công nghệ 7 chân trời sáng tạo, giải Công nghệ 7 chân trời sáng tạo trang 58, giải Công nghệ 7 CTST trang 58

Bình luận

Giải bài tập những môn khác