Tóm tắt kiến thức công nghệ 7 chân trời bài 10: Kĩ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi
Tổng hợp kiến thức trọng tâm công nghệ 7 chân trời bài 10: Kĩ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
1. VAI TRÒ CỦA VIỆC NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC VÀ PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO VẬT NUÔI
- Quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng, trị bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi.
- Vật nuôi được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt sẽ phát triển, tăng khối lượng, kích thước cơ thể và có sức khoẻ, sức đề kháng.
- Tiêm phòng hoặc cho uống đầy đủ các loại vaccine, giữ vệ sinh thân thể và vệ sinh chuồng trại, giúp đàn vật nuôi phỏng ngửa được bệnh dịch.
- Điều trị đúng bệnh và kịp thời giúp đàn vật nuôi luôn khoẻ mạnh, phát triển tốt.
2. CHĂN NUÔI VẬT NUÔI
a. Chăn nuôi vật nuôi con
- Một số đặc điểm sinh lí cơ thể của vật nuôi con:
+ Sự điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh.
+ Chức năng của hệ tiêu hoá chưa hoàn chỉnh.
+ Chức năng miễn dịch chưa tốt, sức đề kháng kém hơn so với vật nuôi trưởng thành.
- Nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi con: Để vật nuôi non khoẻ mạnh, phát triển và kháng bệnh tốt, cần môi dưỡng và chăm sóc phù hợp với đặc điểm phát triển của cơ thể vật nuôi.
+ Sưởi ấm để tránh nhiễm lạnh làm phát sinh các bệnh về hô hấp, tiêu hoá cho vật nuôi non.
+ Nuôi dưỡng: Cho bú sữa đầu có đủ chất dinh dưỡng, nhiều kháng thể giúp cho cơ thể vật mỗi non chống lại bệnh tật; Tập cho ăn sớm để cung cấp dinh dưỡng cho vật nuôi non và giúp hệ tiêu hóa phát triển hoàn thiện.
+ Chăm sóc:
∙ Cho vật nuôi non vận động, tiếp xúc nhiều với nắng sớm để cơ thể khoẻ mạnh và trao đổi chất tốt.
∙ Giữ vệ sinh chuồng sạch sẽ, khô ráo, cho uống hoặc tiêm vaccine phòng bệnh đầy đủ.
∙ Thường xuyên theo dõi để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Nhanh chóng cách li vật nuôi non nhiễm bệnh để tránh lây lan.
b. Chăn nuôi vật nuôi đực giống
- Yêu cầu: Vật nuôi đực giống cần có nguồn gene tốt, cơ thể khoẻ mạnh, khả năng kháng bệnh tốt, thể hiện rõ tỉnh đực.
+ Đối với lợn, bò, dê: con đực giống cần có cơ thể cân đối, rắn chắc, không béo quá hay gầy quá, tăng trọng tốt, nhanh nhẹn, có số lượng và chất lượng tinh dịch tốt.
+ Đối với gà, vịt: con trống phải có cơ thể to, mạnh mẽ, không quá béo hay quá gầy, nhanh nhẹn.
- Nuôi dưỡng, chăm sóc:
+ Nuôi dưỡng: cung cấp thức ăn có đủ năng lượng, protein, vitamin và những chất khoáng có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển tính dục của vật nuôi đực giống như: zinc (kem), manganese (mangan), iodine.
+ Chăm sóc:
∙ Cho vật nuôi đực giống vận động hằng ngày để cơ thể săn chắc, nhanh nhẹn, trao đổi chất tốt.
∙ Giữ vệ sinh chuồng trại và tắm, chải cho vật nuôi
∙ Tiêm vaccine định kì cho vật nuôi đực giống.
∙ Thường xuyên theo dõi để phát hiện bệnh kịp thời. Nhanh chóng cách li và điều trị các vật nuôi đực giống nhiễm bệnh.
∙ Kiểm tra định kì thể trọng và tinh dịch của vật nuôi đực giống.
c. Chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản
- Yêu cầu: Mục đích của muôn chưỡng, chăm sóc vật nuôi cái sinh sản nhằm giúp vật tôi có khả năng sinh sản tốt, tiết sữa và nuôi con khoe manh, sinh con có tỉ lệ sống và tỉ lệ con nuôi sống đến lúc chỉ sửa cao, đàn con có chất lượng tốt (cân nặng đồng đều).
+ Đối với lợn, bò, dê sinh sản đúng chu kì, đủ sữa nuôi con, sữa có thành phần dinh dưỡng tốt.
+ Đối với gà, vịt tăng trọng tốt, có đủ lượng calcium và các chất dinh dưỡng cần thiết để tạo trung có chất lượng tốt.
- Nuôi dưỡng:
+ Cung cấp đầy đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng như: protein, chất khoáng (Ca, P,...), vitamin (A, B, D, E,..) cho giai đoạn mang thai để nuôi cơ thể mẹ tăng trưởng, chuẩn bị tiết sữa sau đó.
+ Thêm thức ăn như rau tươi, củ, quả,... cung cấp cho giai đoạn tuổi con để vật nuôi cái sinh sản hồi phục cơ thể sau đó, tạo sản muôi con, nuôi cơ thể mẹ và chuẩn bị cho kì sinh sản tiếp theo.
- Chăm sóc:
+ Cho vật nuôi vận động phù hợp để cơ thể vật nuôi tăng cường trao đổi chất. Tắm, chải, vệ sinh chuồng trại và dụng cụ cho ăn giúp vật muốn tránh nhiễm bệnh (nhất là ở cuối giai đoạn mang thai).
+ Theo dõi và chăm sóc kịp thời khi vật nuôi đẻ để bảo vệ đàn vật nuôi sơ sinh.
+ Tiêm vaccine định kì cho vật nuôi cái sinh sản.
+ Thưởng xuyên theo dõi nhằm phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Cách li vật ngôi tái nhiễm bệnh để tránh lây lan cho đàn vật nuôi con.
3. VỆ SINH TRONG CHĂN NUÔI
a. Vệ sinh môi trường sống của vật nuôi
- Yêu cầu:
+ Khi lưu trong chuồng: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, không khí,... thích hợp để vật nuôi sinh trưởng và phát triển.
+ Xây dựng chuồng nuôi hướng chuồng, kiểu chuồng đảm bảo thông gió, đủ ánh sáng, kiểm soát được nhiệt độ, chuồng được giữ vệ sinh, khô ráo, sạch sẽ.
+ Thức ăn và nước uống đảm bảo vệ sinh.
+ Xử lí phân, rác thải đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn trong chăn nuôi, bảo đảm chất lượng chăn nuôi cũng như sức khoẻ của con người.
b. Vệ sinh thân thể vật nuôi
- Muốn vật nuôi khoe manh, cho năng suất cao, không những phải cho ăn uống đầy đủ môi trường sống bảo đảm mà còn phải chú ý đến vệ sinh thân thể cho vật nuôi. Tùy loại vật nuôi, tuỳ mùa mà tắm, chải và cho vật nuôi vận động hợp lí.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận