5 phút giải Công nghệ 10 trồng trọt cánh diều trang 87

5 phút giải Công nghệ 10 trồng trọt cánh diều trang 87. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.

BÀI 16: QUY TRÌNH TRỒNG TRỌT

PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

MỞ ĐẦU

CH1: Quan sát Hình 16.1 và cho biết quy trình trồng trọt gồm các bước nào?

Giải bài 16 Quy trình trồng trọt

1. LÀM ĐẤT, BÓN LÓT

CH1: Cày, bừa đất có tác dụng gì đối với cây trồng?

CH2: Chọn đất như thế nào để thích hợp với cây trồng nước, cây trồng cạn?

CH3: 

  1. Trong các loại cây trồng sau đây, cây nào không cần lên luống để trồng: lúa, rau cần ta, cà chua, khoai lang, nhãn, hoa cúc?

  2.  Em hãy quan sát hai kiểu luống A, B ở Hình 16.2 và cho biết kiểu luống nào thích hợp cho trồng cây mùa mưa? Vì sao?

Giải bài 16 Quy trình trồng trọt

CH4: Hãy mô tả phương pháp làm đất và lên luống để trồng cây khoai lang

CH5: 

  1. Loại phân bón nào thích hợp cho bón lót? Vì sao?

  2.  Quan sát các phương pháp bón lót ở Hình 16.3 và cho biết mỗi phương pháp thích hợp với loại cây trồng nào? Hãy lấy ví dụ.

Giải bài 16 Quy trình trồng trọt

CH6: Hãy mô tả phương pháp bón lót cho cây lúa và cây bưởi

2. GIEO HẠT, TRỒNG CÂY

CH1: 1. Những loại cây trồng như thế nào nên trồng trực tiếp bằng hạt?

2. Loại hạt nào thích hợp với phương pháp gieo vãi, gieo theo hàng, gieo theo hốc?

CH2: Hãy phân tích ưu, nhược điểm của các phương pháp gieo hạt

CH3: Vì sao cây ăn quả thường được trồng bằng cây giống?

CH4: Em hãy quan sát Hình 16.5 và mô tả phương pháp trồng cây cà chua, cây ổi, cây hành

Giải bài 16 Quy trình trồng trọt

3. CHĂM SÓC

CH1: Hãy quan sát Hình 16.6 và cho biết phương pháp tưới nước phun mưa và tưới nhỏ giọt thích hợp cho những loại cây trồng nào?

Giải bài 16 Quy trình trồng trọt

CH2: Loại phân bón nào thích hợp bón thúc cho cây? Vì sao?

CH3: 1. Nên bón thúc cho cây vào lúc nào?

2. Xới xáo, làm cỏ và vun gốc có tác dụng gì?

CH4: Vì sao phải hạn chế xới xáo khi trồng khoai tây, khoai lang?

PHẦN II. 5 PHÚT GIẢI BÀI

MỞ ĐẦU

CH1:

Bước 1: Làm đất, bón lót                     Bước 2:  Gieo hạt, trồng cây

Bước 3:  Chăm sóc                              Bước 4: Thu hoạch

1. LÀM ĐẤT, BÓN LÓT

CH1: cày bừa là dọn sạch cỏ dại và các vật thể cứng ở trong đất, giúp làm nhỏ và tơi xốp đất giúp đất sạch, có nhiều chất dinh dưỡng hơn giúp cây dễ hấp thụ và phát triển tốt hơn.

CH2: Đất thích hợp với cây trồng nước: đất phù sa, đất bùn, đất sét

Đất thích hợp với cây trồng cạn: đất cát, đất thịt, đất đen, đất đỏ bazan,...

CH3: 1. Cây nhãn.

2.  Luống B. Vì luống B cao, hẹp và thoải tránh ngập úng khi trồng vào mùa mưa.

CH4:

  • Chọn đất ẩm, đất cát pha, cày, bừa đất.

  • Lên luống có chiều rộng 0,8 – 1mm, cao 25 – 30cm, rãnh thoát nước 30cm.

  • Tiến hành rạch hàng, trồng khoai khi củ vừa nhú mầm.

  • Khoảng cách trồng: hàng cách hàng: 30 – 40cm.

CH5:

1. Phân có hàm lượng hữu cơ cao; Vôi hoặc chất cải tạo đất, điều hòa pH đất; Phân hóa học có hàm lượng đạm thấp, lân cao. Vì đối với các loại phân bón mà chất dinh dưỡng chủ yếu nằm ở trạng thái khó tiêu như phân hữu cơ, phân lân. Các loại phân này cần một thời gian nhất định cây trồng mới có thể sử dụng được

2. Bón vãi: ngô, dưa chuột, dưa hấu , dưa lưới, chè

Bón theo hàng: cây rau và các cây trồng theo luống. VD: cây ngô, cây mía, cây lúa

Bón theo hốc: phù hợp với cây ăn quả. VD: bưởi, táo, ổi, lê, cam

Bón theo hố: cây mộc, cây tường vi,..

CH6: Cây lúa: bón theo hàng; Cây bưởi: bón theo hốc

2. GIEO HẠT, TRỒNG CÂY

CH1:

  1. Những loại cây ăn quả, những loại cây ra hạt (hạt chắc..)

  2.  Loại hạt thích hợp với phương pháp gieo vãi, gieo theo hàng, gieo theo hốc là:

  • Những cây lương thực: lúa, ngô, đậu,...

  • Cây thực phẩm ngắn ngày: rau cải bắp, su hào, xà lách...

CH2:

 

Ưu điểm

Nhược điểm

Gieo vãi

Nhanh, ít tốn công, gây lãng phí hạt giống

Số lượng hạt nhiều khó chăm sóc

Gieo hàng, gieo hốc

Chăm sóc dễ dàng, ít lãng phí hạt giống

Tốn nhiều công

CH3: vì cây ăn quả thường là loại cây thân gỗ lâu năm.

CH4:

A. Trồng cà chua: trồng cây vào hố     

B. Trồng ổi: trồng cây con có bầu và hốc cây

C. Trồng hành: trồng cây con vào chính giữa hàng

3. CHĂM SÓC

CH1:A: Phương pháp tưới nhỏ giọt thích hợp cho loại cây trồng: cây cảnh trồng trong nhà, cây trồng trong bồn, trồng trong hốc...

B: Phương pháp tưới phun mưa: thích hợp cho loại cây trồng: các loại rau, các cây trồng theo hàng

CH2:  phân đạm, phân kali, phân hỗn hợp. Vì dưỡng chất trong cây con lấy từ hạt, củ, hay cành giâm, đã đù mức cân bằng cho cây sinh trưởng

CH3:

1. Bón thúc cho cây vào giai đoạn cây cần nhiều phân để sinh trưởng và phát triển. 

2. Xới xáo, làm cỏ và vun gốc có tác dụng: giúp cho bộ rễ phát triển tốt. Kết hợp xới trừ cỏ dại để cạnh tranh nước và dinh dưỡng với cây trồng. 

CH4: vì đây là những loại củ trồng ở dưới đất nên khi chúng ta xới đất nhiều có thể sẽ ảnh hưởng đến rễ, củ trong đất

BÀI 16: QUY TRÌNH TRỒNG TRỌT

(Tiếp theo)

PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

3. CHĂM SÓC 

CH5: Em hãy quan sát 4 kiểu giàn ở Hình 16.7 và phân tích ưu, nhược điểm của mỗi kiểu giàn. Mỗi kiểu giàn thích hợp với những loại cây trồng nào? Cho ví dụ.

Giải bài 16 Quy trình trồng trọt

CH6: Mô tả phương pháp làm giàn cho cây cà chua và cây bầu

CH7: 

  1.  Vì sao cần cắt tỉa cho cây trồng?

  2.  Em hãy gọi tên và mô tả các biện pháp cắt tỉa cho cây trồng trong Hình 16.8

    1. Để cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt hơn ta cần cắt bỏ các cành lá thừa, các cành lá mọc chen chúc, cành lá vô hiệu hóa, yếu, sâu bệnh,... giúp tập trung chất dinh dưỡng đi nuôi những phần khỏe của cây, giúp cây phát triển tốt, có lợi cho người trồng.

Giải bài 16 Quy trình trồng trọt

CH8: Phòng, trừ tổng hợp sâu, bệnh hại cây trồng có tác dụng gì?               

CH9: Nêu các biện pháp trừ sâu bệnh hại cây trồng

4. THU HOẠCH

CH1: 1. Nên thu hoạch vào lúc nào để có được sản phẩm đạt năng suất và chất lượng tốt nhất?

2.  Khi thu hoạch, làm thế nào để tránh gây thương tổn cho sản phẩm?

CH2:1. Em hãy mô tả quy trình trồng trọt một loại cây phổ biến ở địa phương em.

2. Hãy áp dụng quy trình trồng trọt để trồng và chăm sóc một số loại cây trồng phổ biến trong vườn nhà hoặc ở địa phương

PHẦN II. 5 PHÚT GIẢI BÀI

3. CHĂM SÓC 

CH1:

A. Kiểu chữ I:

  • Ưu điểm:

    • Thi công đơn giản, tiết kiệm vật liệu

    • Cây quang hợp tốt hơn, không bị cạnh tranh ánh sáng lẫn nhau

    • Dễ dàng quản lý sâu bệnh, tiện cho chăm sóc, thu hoạch quả

  • Nhược điểm:

    • Việc di chuyển giữa các hàng bị hạn chế

    • Phần gốc chanh bắt đầu để nhánh sát mặt đất, nên hay ẩn chứa nguy cơ sâu bệnh.

  • Loại cây trồng thích hợp: chanh dây, chanh deo,...

B. Kiểu chữ A:

  • Ưu điểm:

    • Đón nắng trực tiếp được cả hai bên.

    • Dễ dựng, tiết kiệm chi phí

  • Nhược điểm: Lối đi giữa các hàng bị thu hẹp, chật chội.

  • Loại cây trồng thích hợp: cà chua,...

C. Kiểu chữ X:

  • Ưu điểm: 

    • Tăng mật độ, tăng năng suất.

    • Không cần nhiều nhân công chăm sóc.

  • Nhược điểm: nông dân tốn rất nhiều công để buộc cố định ngọn, nhánh vào giàn dóc vì chúng có đặc điểm bò lan, cần chỗ vịn. 

  • Loại cây trồng thích hợp: dưa, bí, cà chua,...

D. Kiểu mái bằng:

  • Ưu điểm:

    • Phù hợp với khu đất bằng phẳng, mảnh đất vuông vắn

    • Dễ thi công, không cần tính toán phức tạp

  • Nhược điểm:

    • Khi cây phủ giàn sẽ che đi nhiều ánh sáng, phần bên dưới dàn khó xen canh loại cây khác

    • Khó chăm sóc, khó xử lý bệnh 

    • Chất lượng quả bị ảnh hưởng nhiều.

  • Loại cây trồng thích hợp: chanh dây, bầu, bí, mướp,...

CH2: cây cà chua:

  • Chuẩn bị 1 thanh ngang dài khoảng 3 mét từ tre, nứa, trúc.

  • Chuẩn bị thêm khoảng 10 thanh tre, trúc, nứa dài khoảng 2 mét. 

  • Cắm 2 cọc nghiêng bắt chéo kiểu chữ A. 

Cây bầu:

  • Chuẩn bị 4 thanh gỗ làm 4 cọc trụ; 4 cây làm thanh ngang; và khoảng 6 - 8 cây nứa, trúc, hoặc tre chẻ từng thanh.

  • Cắm 4 cọc trụ song song với nhau và điều chỉnh độ cao

  • Cố định 4 thành ngang chắc chắn bằng dây thép 

  • Lần lượt buộc các cây trúc, nứa hoặc thanh tre lên cho đều ở phía trên cùng.

CH3:

  1.  Biện pháp cắt tỉa cho cây trồng trong Hình 16.8

  • Tỉa chồi: tỉa bỏ chồi vô hiệu ở nách lá khi mới nhú

  • Tỉa quả: tỉa bỏ những quả mọc chen chúc trong chùm để đảm bảo các quả còn lại phát triển tốt, tránh tình trạng chen chúc, kém phát triển

  • Tỉa lá: Tỉa những lá bị sâu, úa vàng của cây

  • Tỉa cành: Tỉa bớt cành yếu để cây tập trung phát triển

  • Bấm ngọn: Bấm ngọn để khống chế chiều cao của cây, kích thích phân cành 

  • Tỉa hoa: Tỉa những chùm hoa héo, những chùm hoa mọc ở nơi không có 

  • chất dinh dưỡng để cây tập trung nuôi những chỗ sinh trưởng tốt

CH4:

  • Diệt trừ sâu hại trong đất

  • Phá hủy nơi ẩn nấp của sâu bệnh

  • Giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt nâng cao khả năng kháng sâu bệnh

CH5: biện pháp cơ giới, sử dụng thiên địch, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

4. THU HOẠCH

CH1: 

  1. Để có được sản phẩm đạt năng suất và chất lượng tốt nhất, chúng ta nên thu hoạch đúng thời điểm và đúng cách tùy từng loại cây trồng.

  2.  Khi thu hoạch, để tránh gây thương tổn cho sản phẩm, chúng ta nên thu hoạch bằng phương pháp thủ công, sử dụng kéo cắt với từng loại sản phẩm.  

CH2:

  1. Mô tả quy trình trồng trọt cây cà chua:

I. Làm đất, bón lót

a. Làm đất, bón lót: Đất tơi xốp, nhẹ, nhiều mùn, tầng canh tác dày, thoát nước tốt.

b. Lên luống.

c. Bón phân lót: sử dụng phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh, vôi, urê, lân super, kali.

II. Gieo hạt, trồng cây

a. Gieo hạt

b. Trồng cây: 

  • Trồng cây ra ruộng lúc chiều muộn hoặc sáng sớm

  • Cây đem đi trồng phải khỏe, to, mập, cứng cáp, rễ thẳng, không bị sâu bệnh và dập nát.

III. Chăm sóc

a. Tưới nước: 

b. Bón thúc: sử dụng phương pháp bón vào gốc.

c. Xới xáo, làm cỏ, vun gốc: Sau trồng 7-10 ngày xới phá váng, sau trồng 20-25 ngày kết hợp bón phân cho cây cà chua, vun cao luống, để tránh tình trạng đọng nước giữa hàng, bộ rễ phát triển kém.

d. Làm giàn.

e. Cắt tỉa:

g. Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng:

IV. Thu hoạch: Thu hái quả và xếp vào sọt nhẹ nhàng, tránh dập quả. Để riêng những quả bị bệnh hay bị tổn thương.

  1. Học sinh tự thực hiện.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Công nghệ 10 trồng trọt cánh diều, giải Công nghệ 10 trồng trọt cánh diều trang 87, giải Công nghệ 10 trồng trọt CD trang 87

Bình luận

Giải bài tập những môn khác