5 phút giải Công nghệ 10 trồng trọt cánh diều trang 121
5 phút giải Công nghệ 10 trồng trọt cánh diều trang 121. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 22: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG TRỒNG TRỌT
PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
MỞ ĐẦU
CH1: Theo em, hoạt động nào trong Hình 22.1 ảnh hưởng xấu tới môi trường trong trồng trọt? Vì sao?
1. TÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG TRỒNG TRỌT Ở VIỆT NAM
CH1: Vì sao ô nhiêm môi trường trong trồng trọt lại gây ra các tổn thất lớn về kinh tế?
CH2: Hãy kể một số hiện tượng ô nhiễm môi trường trong trồng trọt mà em quan sát được
CH3: Em hãy lấy ví dụ về tác hại của ô nhiễm môi trường trong trồng trọt
2. NGUYÊN NHÂN Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG TRỒNG TRỌT
CH1: Quan sát Hình 22.3 và cho biết: Vì sao lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất xử lí đất lại gây ô nhiễm môi trường trong trồng trọt và ảnh hưởng tới sức khỏe con người?
CH2: Hiệu quả sử dụng phân bón trong trồng trọt ở Việt Nam chỉ đạt 30 - 50%. Đây có phải là một trong những nguyên nhân gây nên ô nhiễm môi trường trong trồng trọt không?
CH3: Ở địa phương em, môi trường trồng trọt bị ô nhiễm như thế nào? Nguyên nhân nào gây ra?
3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG TRỒNG TRỌT
CH1: Kể tên một số biện pháp nâng cao nhận thức cho người dân về bảo vệ môi trường trong trồng trọt
CH2: Ở nhiều vùng trồng lúa, người ta thường đốt rơm, rạ. Theo em, việc làm đó gây ra những tác hại gì? Làm thế nào sử dụng rơm rạ có ích và không gây ô nhiễm môi trường?
CH3: Tìm hiểu một vùng trồng trọt ở địa phương em và cho biết:
Cách xử lí rác thải nguy hại và phụ phẩm trong trồng trọt.
Các cách xử lí đó có ảnh hưởng xấu đến môi trường hay không? Nếu có, em hãy đưa ra giải pháp xử lí khác để không ảnh hưởng xấu đến môi trường.
PHẦN II. 5 PHÚT GIẢI BÀI
MỞ ĐẦU
CH1: Hình A: đốt rơm rạ làm ô nhiễm môi trường, bầu khí quyển gây hại đến thực vật và sức khỏe con người.
1. TÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG TRỒNG TRỌT Ở VIỆT NAM
CH1:
Ảnh hưởng đến sức khỏe của con người: gây ra các bệnh về hô hấp, tiêu hóa,..
Ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản do mất vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ảnh hưởng đến thu nhập của người sản xuất
Ảnh hưởng đến cảnh quan, suy thoái môi trường, gây biến đổi khí hậu.
CH2:
đất trồng bị thoái hóa (axit hóa, kiểm hóa, mặn hóa, bạc màu, chặt, bí,..)
đất trồng và nguồn nước bị nhiễm độc tố (tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, phân bón, hóa chất,..)
CH3: Ô nhiễm đất làm cho cây thiếu chất dinh dưỡng
2. NGUYÊN NHÂN Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG TRỒNG TRỌT
CH1:
Khi phun hóa chất bảo vệ thực vật vào cây trồng, hóa chất sẽ ngấm vào cây và ảnh hưởng đến cây trồng.
Lạm dụng hóa chất xử lí đất dẫn đến hóa chất tích tụ trong đất làm ô nhiễm môi trường đất. Rồi từ môi trường đất nó dẫn sang môi trường ao, hồ, sông, suối và cả biển làm ô nhiễm môi trường nước.
CH2: Hiệu quả sử dụng phân bón trong trồng trọt ở Việt Nam chỉ đạt 30 - 50%. Đây có phải là một trong những nguyên nhân gây nên ô nhiễm môi trường trong trồng trọt không?
CH3: Ở địa phương em, môi trường trồng trọt bị ô nhiễm. Nguyên nhân nào gây ra là do ý thức của con người
3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG TRỒNG TRỌT
CH1:
Giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường ngay tại nơi mình sinh sống.
Tổ chức vệ sinh đường làng ngõ xóm định kì hàng tuần, hàng tháng và trồng cây.
Tìm hiểu về các loại phân bón, chăm sóc cây trồng.
CH2:
Việc đốt rơm, rạ làm gây ra những tác hại:
Gây khói bụi; làm ô nhiễm môi trường và dễ gây cháy nổ
TIềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông cho người dân
Không khí trở nên ngột ngạt, gây khó khăn cho hô hấp, tác động trực tiếp đến sức khỏe của mọi người.
Để sử dụng rơm rạ có ích và không gây ô nhiễm môi trường:
Chủ động thu gom rơm rạ để sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi vừa tăng thu nhập, vừa tốt cho đồng ruộng
Phơi ruộng một vài ngày rồi vùi rơm rạ vào trong đất cho phân hủy.
CH3:
Cách xử lí rác thải nguy hại và phụ phẩm trong trồng trọt:
Các giải pháp khác:
Phương pháp sinh học: xử lý bùn, đất thải bị ô nhiễm bằng vi sinh vật để phân hủy và biến đổi chất hữu cơ trong chất thải với mục đích là giảm bớt ảnh hưởng xấu của chúng tới môi trường.
Phương pháp hóa học và phương pháp hóa lý: tái sinh, cô đặc và xử lý chất thải bằng những kỹ thuật như: kỹ thuật hấp thu khí, kỹ thuật trích ly bay hơi, kỹ thuật dòng tới hạn, kỹ thuật chưng cất,…; Sử dụng hệ thống tân tiến xử lý kim loại và nhựa nhiễm các thành phần độc hại, sau khi làm sạch kim loại và nhựa sẽ được tái chế.
Xử lý chất thải chăn nuôi khi sử dụng công nghệ biogas
Xử lý chất thải nông nghiệp bằng công nghệ ủ phân cao nhiệt
Xử lý rác thải nông nghiệp bằng giải pháp trồng cây luân canh, xen kẽ
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
giải 5 phút Công nghệ 10 trồng trọt cánh diều, giải Công nghệ 10 trồng trọt cánh diều trang 121, giải Công nghệ 10 trồng trọt CD trang 121
Bình luận