5 phút giải Công nghệ 10 trồng trọt cánh diều trang 98
5 phút giải Công nghệ 10 trồng trọt cánh diều trang 98. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 18: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN SẢN PHẨM TRỒNG TRỌT
PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
MỞ ĐẦU
CH1: Khi thu hoạch sản phẩm trồng trọt, làm thế nào để có được sản phẩm đẹp về hình thức, ngon về chất lượng và có thể để được lâu mà không bị hư hỏng? Lấy ví dụ cụ thể.
1. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG THU HOẠCH SẢN PHẨM TRỒNG TRỌT
CH1:
Công nghệ cao nào được ứng dụng trong thu hoạch, sơ chế, phân loại, bao gói sản phẩm trồng trọt trong Hình 18.1 - 18.4?
Quan sát hoạt động của các dây chuyền sơ chế, phân loại tự động sản phẩm trồng trọt ở Hình 18.2, Hình 18.3 và cho biết mục đích và kết quả cần đạt của mỗi công đoạn.
Ứng dụng công nghệ robot trong thu hoạch sản phẩm trồng trọt mang lại lợi ích gì?
CH2:
Việc bao gói có ảnh hưởng gì đến sản phẩm trồng trọt? Hiệu quả của công nghệ tự động hóa và robot trong khâu này (Hình 18.4) như thế nào?
CH3: Ở địa phương em, sản phẩm trồng trọt sau thu hoạch được xử lí như thế nào? Áp dụng công nghệ là gì?
2. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG BẢO QUẢN SẢN PHẨM TRỒNG TRỌT
CH1:
Vì sao cần phải bảo quản sản phẩm trồng trọt ở nhiệt độ thấp?
Hãy so sánh nhiệt độ, độ ẩm và thời gian bảo quản của các sản phẩm trong Bảng 18.1.
CH2: Em hãy chỉ ra sự khác nhau về vật dụng chứa đựng, cách sắp xếp ớt và hoa được bảo quản trong kho lạnh ở hình 18.5.
PHẦN II. 5 PHÚT GIẢI BÀI
MỞ ĐẦU
CH1: Phải thu hoạch đúng lúc, đúng thời điểm, đảm bảo yêu cầu kĩ thuật, nhanh gọn, một cách cẩn thận, không để rơi, không để bị dập nạt.
Ví dụ: Cà chua chín đỏ là thời điểm thích hợp nhất để bạn thu hoạch
1. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG THU HOẠCH SẢN PHẨM TRỒNG TRỌT
CH1:
1. Hình 18.1: Công nghệ robot Hình 18.2: Công nghệ tự động hóa
Hình 18.3 và 4 : Công nghệ robot và dây chuyền tự động hóa.
2. Mục đích: tiết kiệm thời gian, chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất, số lượng sản phẩm làm ra
Kết quả cần đạt: phân loại đúng sản phẩm, các sản phẩm đảm bảo được làm sạch, đánh bóng đủ.
CH2: Việc bao gói có ảnh hưởng đến sản phẩm trồng trọt:
Bảo quản và bảo vệ sản phẩm ⇒ Chất lượng sản phẩm được đảm bảo.
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển.
Thể hiện chất lượng và uy tín của sản phẩm.
Hiệu quả: Nhanh, đều, đẹp, tiết kiệm thời gian; tiết kiệm chi phí thuê nhân công, tiết kiệm năng suất lao động.
CH3: Sản phẩm trồng trọt sau thu hoạch được phân loại và đóng gói cẩn thận
Hai cách bảo quản trên áp dụng công nghệ để phân loại sản phẩm và công nghệ đóng gói.
2. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG BẢO QUẢN SẢN PHẨM TRỒNG TRỌT
CH1:
1. Nhằm hạn chế sự hoạt động của các vi sinh vật, các phản ứng hóa sinh; giữ chất lượng sản phẩm được lâu hơn, tránh thối, hỏng.
2. So sánh nhiệt độ, độ ẩm và thời gian bảo quản
Nhiệt độ bảo quản: Súp lơ, bắp cải bảo quản ở nhiệt độ lạnh nhất 0oC → Khoai tây (5-10oC) → Cà chua (7 - 10oC) → Xoài (12oC)
Độ ẩm bảo quản: Súp lơ + Cải bắp bảo quản ở độ ẩm cao (90 -95%) → Khoai tây (93%) → Cà chua + Xoài (85-90%)
Thời gian bảo quản: Khoai tây thời gian bảo quản lâu nhất (2 - 5 tháng) → Cải bắp (3 - 6 tuần) → Súp lơ (2 - 4 tuần) → Xoài (2-3 tuần)
CH2:
Vật dụng chứa đựng:
Ớt: bảo quản trong sọt nhựa, giữ khô ráo thoáng mát.
Hoa: bảo quản trong xô, thùng có chứa nước.
Cách sắp xếp:
Ớt: Xáo trộn theo sọt.
Hoa: Sắp xếp riêng theo từng loại.
BÀI 18: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN SẢN PHẨM TRỒNG TRỌT
(Tiếp theo)
PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
2. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG BẢO QUẢN SẢN PHẨM TRỒNG TRỌT
CH3:
Quan sát Hình 18.6, cho biết tinh thể nước đóng băng ở tế bào lạnh đông thường khác với ở tế bào lạnh đông CAS như thế nào?
Tác dụng của công nghệ lạnh đông làm sống tế bào là gì?
CH4: Công nghệ bảo quản trong điều kiện khí quyển biến đổi (MAP) có tác dụng gì đối với sản phẩm bảo quản? Vì sao?
CH5: Quan sát Hình 18.8 và cho biết trong kho bảo quản CA, khí nào được điều chỉnh và điều chỉnh như thế nào?
CH6: Em hãy so sánh điều kiện và hiệu quả bảo quản ở 3 loại kho: kho thường, kho lạnh, kho CA như Hình 18.9.
CH7: Sản phẩm trồng trọt ở địa phương em? Vì sao?
3. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG CHẾ BIẾN SẢN PHẨM TRỒNG TRỌT
CH1: Vì sao sấy thăng hoa giữ nguyên được chất lượng, hương vị và màu sắc của sản phẩm?
CH2:
Công nghệ sấy thăng hoa có ưu điểm gì?
Em hãy so sánh 2 sản phẩm của công nghệ sấy thăng hoa (a) so với công nghệ sấy thường (b) trong Hình 18.10B.
CH3: Em hãy cho biết quy trình chế biến nước quả trong Hình 18.11 sử dụng công nghệ gì?
CH4:Khi mua các sản phẩm sấy khô và nước quả, em sẽ dựa vào đặc điểm nào để chọn được sản phẩm có chất lượng tốt?
PHẦN II. 5 PHÚT GIẢI BÀI
2. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG BẢO QUẢN SẢN PHẨM TRỒNG TRỌT
CH3:
Tinh thể nước đóng băng ở tế bào lạnh đông CAS ở dạng hạt nhỏ, tròn, không góc cạnh. Tinh thể tế bào lạnh đông thường góc cạnh, các tinh thể dễ bị phá vỡ.
Tác dụng: sản phẩm trồng trọt được đông lạnh nhanh, không phá vỡ cấu trúc tế bào và không làm mất đi hương vị.
CH4:
Giúp hạn chế hô hấp.
Hạn chế sự phát triển của vi sinh vật
Duy trì chất lượng và thời gian bảo quản sản phẩm.
CH5: bảo quản sản phẩm tươi sống, giúp các phân tử nước trong tế bào phân tán trở nên linh hoạt, không bị tập trung, đóng băng trong thời gian bảo quản: trong kho bảo quản CA, khí được điều chỉnh là: CO2; O2; N2;..; giảm O2, tăng khí CO2; N2 để giảm thiểu hô hấp của nông sản; giúp duy trì chất lượng, hương vị và kéo dài thời gian
CH6:
Điều kiện | Kho thường | Kho lạnh | Kho CA |
Thành phần | 78% O2; 21% O2; 0,03% CO2 | 78%N2; 21%O2; 0,5%CO2 | 97%N2; 2%O2; 1% CO2 |
Nhiệt độ | 25oC | 1oC | 1oC |
Thời gian bảo quản | 2 tuần | 10 tuần | 40 tuần |
CH7: công nghệ bảo quản lạnh. Vì địa phương em chưa có điều kiện để áp dụng công nghệ cao hơn
3. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG CHẾ BIẾN SẢN PHẨM TRỒNG TRỌT
CH1: sấy thăng hoa là quá trình làm khô sản phẩm bằng nhiệt độ rất thấp, cấp đông nhanh ở nhiệt độ -30 đến -50oC và đưa vào buồng hút chân không. Ở điều kiện này, khi gia nhiệt thì nước sẽ thăng hoa trực tiếp từ dạng rắn (băng) sang dạng khí. Điều này giúp cho sản phẩm sau khi tách ẩm vẫn giữ được nguyên hình dạng, màu sắc, mùi vị, dưỡng chất.
CH2:
Ưu điểm của sấy thăng hoa là giữ hình dạng, giữ màu, tuy nhiên nhược điểm là máy rất phức tạp, thời gian sấy lâu và rất đắt tiền
So sánh
Hình a: đẹp, tròn trịa, tính thẩm mĩ cao, giữ được nguyên dạng của quả sấy
Hình b: bi co lại, nhăn nhúm, mất thẩm mĩ.
CH3: công nghệ dây chuyền tự động, công nghệ tự động hóa.
CH4:
Màu sắc: tươi sáng, đồng đều dựa trên màu tự nhiên của hoa quả tươi
Có tem, mã vạch rõ ràng.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
giải 5 phút Công nghệ 10 trồng trọt cánh diều, giải Công nghệ 10 trồng trọt cánh diều trang 98, giải Công nghệ 10 trồng trọt CD trang 98
Bình luận