Video giảng Toán 7 cánh diều bài 7 Đại lượng tỉ lệ thuận
Video giảng Toán 7 Cánh diều bài 7 Đại lượng tỉ lệ thuận. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 7: ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ THUẬN (3 TIẾT)
Xin chào các em học sinh thân mến, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Nhận biết được hai đại lượng tỉ lệ thuận
- Nhận biết được công thức biểu diễn mối quan hệ giữa hai đại lượng tỉ lệ thuận
- Nhận biết được các tính chất của đại lượng tỉ lệ thuận
- Giải được một số bài toán đơn giản về đại lượng tỉ lệ thuận.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em hãy cho cô biết: Quãng đường s (km) mà máy bay đó bay được với thời gian di chuyển t (h) là hai đại lượng liên hệ với nhau như thế nào?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1: Khái niệm
Em hãy trình bày khái niệm đại lượng tỉ lệ thuận?
Video trình bày nội dung:
Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức y = kx (với k là một hằng số khác 0) thì ta nói y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k.
* Chú ý:
Nếu y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k thì x tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ . Ta nói x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau.
Nội dung 2: Tính chất
Em hãy trình bày tính chất của đại lượng tỉ lệ thuận?
Video trình bày nội dung:
Nếu hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau thì:
- Tỉ số hai giá trị tương ứng của chúng luôn không đổi.
- Tỉ số hai giá trị bất kì của đại lượng này bằng tỉ số hai giá trị tương ứng của đại lượng kia.
Cụ thể: Giả sử y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k. Với mỗi giá trị x1, x2, x3,…khác 0 của x, ta có một giá trị tương ứng y1, y2, y3,…
- ;
- ; …
Nội dung 3: Một số bài toán
Em hãy vận dụng những tính chất trên để hoàn thành luyện tập 2 và luyện tập 3?
Video trình bày nội dung:
Luyện tập 2.
Gọi số trang máy in đó in được trong 3 phút là x (trang, x > 0)
Vì thời gian in và số trang in được là hai đại lượng tỉ lệ thuận nên theo tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận, ta có:
Trong 3 phút máy đó in được 72 trang.
Luyện tập 3.
Gọi số cây mỗi lớp cần chăm sóc là x,y,z (cây, x;y;z > 0)
Vì số cây mỗi lớp cần chăm sóc tỉ lệ thuận với số học sinh của lớp nên ta có:
Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:
; ;
Vậy số cây mỗi lớp cần chăm sóc là:
- Lớp 7A: 20 cây
- Lớp 7B: 16 cây
- Lớp 7C: 18 cây
………..
Nội dung video Bài 7: Đại lượng tỉ lệ thuận còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.