Video giảng tiếng Việt 5 kết nối bài 5: Tiếng hạt nảy mầm

Video giảng tiếng Việt 5 Kết nối bài 5: Tiếng hạt nảy mầm. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 5: TIẾNG HẠT NẢY MẦM

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Đọc đúng từ ngữ và đọc diễn cảm bài thơ Tiếng hạt nảy mầm. Biết thể hiện các giọng đọc khác nhau phù hợp với lời thơ nói về các em học sinh hoặc nói về cô giáo trong lớp học đặc biệt – lớp học của trẻ khiếm thính; nhấn giọng vào những từ ngữ cần thiết để thể hiện cảm nhận tinh tế của bài thơ về suy nghĩ, cảm xúc của các bạn nhỏ và của cô giáo trong giờ học. 

  • Nhận biết được cách thể hiện tình cảm, cảm xúc qua ngôn ngữ thơ. Hiểu bài thơ viết về một tiết học với bao nghĩ suy, cảm xúc, mong ước của cô giáo và học trò; nhận ra được mối liên hệ giữa các chi tiết về hình ảnh và âm thanh mà cô giáo mong muốn truyền tải đến các em học sinh thiệt thòi về khả năng nghe, khả năng nói. Hiểu thông điệp mà tác giả muốn nói thông qua bài thơ: Các em học sinh như những cánh chim non, tất cả đều được chắp cánh bay cao, bay xa bởi tình yêu thương vô bờ và sự tận tâm với nghề của thầy cô giáo. 

  • Củng cố đơn vị kiến thức về đại từ, có thêm kiến thức về ba nhóm đại từ: đại từ  xưng hô, đại từ thay thế, đại từ nghi vấn và cách vận dụng của đại từ vào các câu hỏi, bài tập liên quan. 

  • Viết được bài văn kể chuyện sáng tạo (sáng tạo chi tiết, sáng tạo kết thúc, đóng vai kể chuyện).

  • Biết quan tâm, giúp đỡ, thể hiện sự đồng cảm sẻ chia với những người có hoàn cảnh khó khăn, thiệt thòi. 

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

Trước khi vào bài học, cô mời cả lớp cùng quan sát hình ảnh về một số hành động giúp đỡ các bạn bị khuyết tật: 

BÀI 5: TIẾNG HẠT NẢY MẦM

- GV cho HS xem video Người tàn tật trên xe buýt

https://www.youtube.com/watch?v=TmgNzA7hf3A

- GV yêu HS làm việc theo nhóm đôi và thảo luận: Trao đổi với bạn về những việc làm mà em đã giúp đỡ người khuyết tật.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có). 

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1: Đọc thành tiếng

Để tìm hiểu về vấn đề này, cả lớp sẽ cùng làm việc theo nhóm, đọc Tiếng hạt nảy mầm và trả lời câu hỏi: Luyện đọc một số câu dài và luyện đọc một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật.

Video trình bày nội dung:

+ Luyện đọc một số từ khó: nụ môi hồng, nắng vàng, lặng chăm, nảy mầm, vách đá, lo toan,… 

+ Luyện đọc nhấn giọng ở những từ quan trọng: tưng bừng, vụt qua song, ánh ỏi, ran vách đá,… 

Nội dung 2: Đọc hiểu

Cô và cả lớp sẽ cùng làm việc, quan sát và các em hãy trả lời các câu hỏi sau :

+ Câu 1: Ở khổ thơ thứ nhất, chi tiết nào giúp em nhận ra đây là lớp học của trẻ khiếm thính (mất khả năng nghe hoặc nghe kém)? 

+ Câu 2: Theo em, những khó khăn, thiệt thòa của các bạn học sinh trong bài thơ là gì? 

+ Câu 3: Cô giáo đã gợi lên trong tâm trí học trò những hình ảnh và âm thanh nào của cuộc sống? 

+ Câu 4: Những chi tiết nào cho thấy các bạn học sinh rất chăm chỉ? Vì sao giờ học của cô giáo cuốn hút được các bạn?

+ Câu 5: Em có suy nghĩ gì về cô giáo của lớp học đặc biệt này qua hai khổ thơ cuối? 

Video trình bày nội dung:

+ Câu 1: 

Học trò

Mắt sáng, nhìn lên bảng

Lớp mươi nụ môi hồng

→ Lớp học ít HS, các bạn rất chăm chú nhìn lên bảng, nhìn lên cô giáo. 

Cô giáo

Đôi tay cô cụp mở 

Báo tưng bừng âm thanh

→ Cô giáo sử dụng bàn tay để thể hiện kí hiệu âm (báo âm thanh)

+ Câu 2: Những khó khăn, thiệt thòi của các bạn học sinh là phải sống trong một thế giới vắng âm thanh nên các bạn cũng không nói được, không giao tiếp được bằng tiếng nói, bằng ngôn ngữ. Vì thế để có kiến thức được ghi lại bằng ngôn ngữ, các bạn phải học rất vất vả để có thể kết nối kênh hình hoặc các kí hiệu với kênh chữ.  

+ Câu 3: Bằng những động tác cụp – mở của bàn tay, ngón tay, cô giáo đã gợi lên trong tâm trí học sinh mình những hình ảnh của cuộc sống. Dựa vào lời thơ, họa sĩ đã vẽ minh họa về những điều cô giáo đã làm sống dậy trong tâm trí các bạn học sinh: cả hình ảnh và âm thanh của cuộc sống.  

+ Câu 4: Những chi tiết: Mắt sáng nhìn lên bảng, Các bé vẫn lặng chăm/ Nhìn theo cô mấp máy cho thấy các bạn học sinh trong lớp học tập chăm chú, tích cực. Giờ học của cô cuốn hút các bạn học sinh, phương pháp dạy của cô giúp các bạn cảm nhận được bao điều thú vị của cuộc sống; giúp các bạn cảm nhận được cuộc sống tưng bừng âm thanh theo một cách riêng;… 

………..

Nội dung video bài 5: Tiếng hạt nảy mầm còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác