Video giảng tiếng Việt 5 kết nối bài 4: Bến sông tuổi thơ
Video giảng tiếng Việt 5 Kết nối bài 4: Bến sông tuổi thơ. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 4: BẾN SÔNG TUỔI THƠ
Chào mừng các em học sinh đã đến với bài học hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kỹ năng như sau:
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Bến sông tuổi thơ. Biết đọc diễn cảm, phù hợp với nội dung; tốc độ đọc khoảng 90 – 100 tiếng trong 1 phút;
- Biết đến những câu chuyện hay (cổ tích, đồng thoại, khoa học viễn tưởng,…) và những điều làm nên sự thú vị của câu chuyện: bối cảnh, nhân vật, sự việc,…
- Biết giới thiệu về những chi tiết tưởng tượng có trong câu chuyện đã đọc, đã nghe; hiểu và trình bày được tác dụng của những chi tiết tưởng tượng có trong câu chuyện đó. Biết đánh giá và tôn trọng những bạn có câu chuyện hay, có cách giới thiệu hấp dẫn.
- Nhận biết được một số chi tiết tiêu biểu và nội dung chính của văn bản Bến sông tuổi thơ. Chỉ ra được mối liên hệ giữa các chi tiết, biết tóm tắt và hiểu được điều tác giả muốn gửi gắm qua câu chuyện.
- Đọc câu chuyện viết về thế giới tuổi thơ, viết phiếu đọc sách và trao đổi với bạn hoặc người thân về câu chuyện đã đọc.
- Viết được bài văn kể chuyện sáng tạo theo dàn ý đã lập.
- Ôn luyện đại từ xưng hô, từ đồng nghĩa và cách sử dụng từ ngữ trog ngữ cảnh.
- Biết trao đổi ý kiến về những chi tiết thú vị có trong câu chuyện mà mình yêu thích.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài học, cô mời các em quan sát những bức tranh về cảnh đẹp của quê hương, đất nước:
- GV cho HS xem video Quê hương tươi đẹp:
https://www.youtube.com/watch?v=rotM4vXBRHo
- GV yêu HS làm việc theo nhóm đôi và thảo luận: Em hãy giới thiệu một cảnh đẹp ở quê hương em hoặc nơi em sinh sống?
- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1: Đọc văn bản
Theo em, giọng đọc của văn bản cần được thể hiện như thế nào? Bài đọc có thể chia thành mấy đoạn?
Video trình bày nội dung:
- Giọng đọc diễn cảm, chậm rãi, tình cảm; nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật, hình ảnh bến sông hiện lên trong tâm trí bạn nhỏ, những chi tiết, sự việc quan trọng,...
- Bài đọc có thể chia thành năm đoạn:
+ Đoạn 1: Từ “Khi sinh ra …. đến bóng nghiêng nghiêng…”.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến “hít hà vì cay”.
+ Đoạn 3: Tiếp theo đến “xứ cù lao này”.
+ Đoạn 4: Tiếp theo đến “xem như chưa đến”.
+ Đoạn 5: Còn lại.
Nội dung 2: Trả lời câu hỏi
Dựa vào thông tin trong bài đọc, em hãy trả lời các câu hỏi sau:
- Từ khi sinh ra, những hình ảnh nào của quê hương đã trở nên thân thuộc với bạn nhỏ?
- Bạn nhỏ đã có những kỉ niệm gì cùng bạn bè trên bến sông tuổi thơ?
- Trong cảm nhận của bạn nhỏ, vẻ đẹp của quê hương hiện lên như thế nào?
Video trình bày nội dung:
- Những hình ảnh của quê hương như: dòng sông êm đềm lững lờ con nước, hang bần xanh soi bóng nghiêng nghiêng … là những hình ảnh đã trở nên thân thuộc với bạn nhỏ từ khi sinh ra.
- Những hình ảnh bọn trẻ tụ năm tụ bảy ở bến sông, vui đùa đủ các trò của tuổi con nít, lấy chén muối ớt hoặc chén mắm đồng rồi rủ nhau hái những trái bần để ăn, hôm nào lỡ tay cho nhiều ớt quá thì cả bọn vừa ăn vừa hít hà vì cay.
- Vẻ đẹp của quê hương hiện lên qua những cây bần nở hoa tím biếc, từng cánh hoa thi nhau rơi xuống rồi cuốn trôi theo dòng nước, món canh chua cá bống sao hay cá bông lau mà bạn nhỏ nghĩ không có món nào ngon hơn…
……..
Nội dung video bài 4: Bến sông tuổi thơ còn nhiều phần hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng ký để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.