Video giảng tiếng Việt 5 kết nối bài 27: Tranh làng Hồ

Video giảng tiếng Việt 5 Kết nối bài 27: Tranh làng Hồ. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 27: TRANH LÀNG HỒ

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Tranh làng Hồ. Biết đọc diễn cảm, ngữ điệu nghe nhàng, tha thiết, pha chút tự hòa; biết ngắt , nghỉ hơi hợp lí.

  • Nhận biết được một số chi tiết tiêu biểu và nội dung chính của văn bản Tranh làng Hồ. Chỉ ra được mối liên hệ giữa các chi tiết, biết tóm tắt và hiểu được chủ đề của văn bản.

  • Viết được đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ.

  • Củng cố lại kiến thức về biện pháp điệp từ, điệp ngữ; biết đánh giá tác dụng của điệp từ, điệp ngữ trong những tình huống cụ thể, từ đó vận dụng để tạo lập câu, tạo lập văn bản có sử dụng điệp từ, điệp ngữ.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

Trước khi vào bài học, cô mời cả lớp cùng xem các hình ảnh về tranh Đông Hồ sau đây:

BÀI 27: TRANH LÀNG HỒ               BÀI 27: TRANH LÀNG HỒ

                           Hình 1                                Hình 2

BÀI 27: TRANH LÀNG HỒ

Hình 3

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi và thảo luận: Em đã bao giờ nhìn thấy những bức tranh này chưa? Em hãy thử đặt tên cho các bức tranh trên.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có). 

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1: Đọc thành tiếng

Để tìm hiểu về vấn đề này, cả lớp sẽ cùng làm việc theo nhóm, Tranh làng Hồ và trả lời câu hỏi: Luyện đọc một số câu dài và luyện đọc một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật.

Video trình bày nội dung:

+ Luyện đọc một số từ khó: người nghệ sĩ tạo hình, khoáy âm dương, lĩnh, màu trắng điệp ...  

+ Luyện đọc ngắt giọng ở những câu dài.

Nội dung 2: Đọc hiểu

Cô muốn cả lớp thực hiện yêu cầu sau :

+ Câu 1: Kể tên những bức tranh làng Hồ được nhắc tới trong bài? 

+ Câu 2: Hai bức tranh Lợn ăn cây ráy và Đàn gà mẹ con được miêu tả như thế nào?

+ Câu 3: Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt?

+ Câu 4: Tác giả biết ơn những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ vì điều gì? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em?

A. Vì họ đã phản ánh cuộc sống rất chân thực, giản dị, hóm hỉnh. 

B. Vì họ đã tạo nên những bức tranh từ tình yêu quê hương, đất nước tha thiết. 

C. Vì kĩ thuật vẽ tranh của họ đã đạt đến mức độ sâu sắc, tinh tế. 

+ Câu 5: Nêu cảm nhận của em khi ngắm những bức tranh làng Hồ?

Video trình bày nội dung:

+ Câu 1: Những bức tranh làng Hồ được nhắc tới trong bài là tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ, tranh lợn ăn cây ráy, tranh đàn gà mẹ con.

+ Câu 2: Bức tranh Lợn ăn cây ráy được miêu tả là có những con lợn mang khoáy âm dương rất có duyên; Bức tranh Đàn gà mẹ con được miêu tả là có đàn gà con tưng bừng ca múa bên gà mẹ. (những từ ngữ miêu tả đặc sắc của tác giả: rất có duyên, tưng bừng ca múa)

+ Câu 3: Có 2 màu cơ bản trong tranh làng Hồ: màu đen và trắng. Màu đen được luyện bằng bột than, màu trắng làm từ bột của vỏ sò, vỏ điệp ở biển. Cả hai màu đều không pha bằng thuốc hay bột màu.

+ Câu 4: Đây là câu hỏi mở, HS trả lời theo suy nghĩ, quan điểm riêng. Ví dụ: 

- Ý A nằm ở đoạn 1: Họ đã đem vào cuộc sống một cách nhìn thuần phác, càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và tươi vui. 

- Ý B nằm ở đoạn 2: Phải yêu mến cuộc đời trồng trọt, chăn nuôi lắm mới khắc được những tranh lợn ráy có những khoáy âm dương rất có duyên, mới vẽ được những đàn gà con tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ. 

………..

Nội dung video bài 27: Tranh làng Hồ còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác