Video giảng tiếng Việt 5 kết nối bài 26: Trí tưởng tượng phong phú

Video giảng tiếng Việt 5 Kết nối bài 26: Trí tưởng tượng phong phú. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 26: TRÍ TƯỞNG TƯỢNG PHONG PHÚ

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Trí tưởng tượng phong phú. Biết đọc diễn cảm, phù hợp với lời kể, tả giàu hình ảnh, giàu cảm xúc trong bài. 

  • Nhận biết được một số chi tiết tiêu biểu và nội dung chính của văn bản Trí tưởng tượng phong phú. Chỉ ra được mối liên hệ giữa các chi tiết, biết tóm tắt và hiểu được chủ đề của văn bản.

  • Nhận biết được các từ loại danh từ, động từ, tính từ và tạo lập được câu có chứa các từ loại đó. 

  • Biết tìm ý cho đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ theo yêu cầu đề bài.

  • Biết cách sử dụng từ đúng ngữ cảnh.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

Trước khi vào bài học, cô mời cả lớp cùng quan sát một số hình ảnh sau đây:

BÀI 26: TRÍ TƯỞNG TƯỢNG PHONG PHÚ     BÀI 26: TRÍ TƯỞNG TƯỢNG PHONG PHÚ

         Hình 1                                                      Hình 2

BÀI 26: TRÍ TƯỞNG TƯỢNG PHONG PHÚ

Hình 3

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi và thảo luận: Dựa vào hình ảnh gợi ý bên trên, em liên tưởng đến cuốn truyện hoặc bộ phim nào?

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có). 

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1: Đọc thành tiếng

Để tìm hiểu về vấn đề này, cả lớp sẽ cùng làm việc theo nhóm, đọc Trí tưởng tượng phong phú và trả lời câu hỏi: Luyện đọc một số câu dài và luyện đọc một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật.

Video trình bày nội dung:

+ Luyện đọc một số từ khó: Giô-an, Ha-ri Pót-tơ...

+ Luyện đọc câu dài: 

Khi cuốn sách được xuất bản,/ Giô-an muốn hét thật to: /“Mơ ước của mình đã trở thành hiện thực”. 

- Nhưng điều cô không ngờ tới,/ “Ha-ri Pót-tơ và hòn đá phù thuỷ ”/đã thu hút sự chú ý của rất nhiều trẻ em trên toàn thế giới.

+ Luyện đọc một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật: 

- Giọng ôn tồn, nhẹ nhàng khi Giô-an kể chuyện Chú thỏ con cho em gái nghe: “Thỏ con bị sốt. Cô ong mang đến cho thỏ một chiếc bánh quy mật ong. Thỏ ăn xong, khỏi bệnh liền.” … “Cô ong lo lắng cho bệnh tình của thỏ. Ong tiêm cho thỏ một mũi …” 

Nội dung 2: Đọc hiểu

Cô muốn cả lớp thực hiện yêu cầu sau :

+ Câu 1: Những chi tiết nào cho biết ngay từ nhỏ, Giô-an Rô-linh đã có trí tưởng tượng rất phong phú?

+ Câu 2: Cô bé Giô-an Rô-inh đã ấp ủ ước mơ trở thành nhà văn từ khi nào? Bằng cách nào cô thực hiện ước mơ của mình?

+ Câu 3: Ý tưởng về nhân vật Ha-ri Pót-tơ và câu chuyện kì thú được hình thành trong tình huống nào?

+ Câu 4: Câu chuyện “Ha-ri Pót-tơ và hòn đá phù thuỷ ” được bạn đọc đón nhận như thế nào?

+ Câu 5: Theo em, nhờ đâu nhà văn Giô-an viết được cuốn sách có sức hấp dẫn lớn đến như vậy?

Video trình bày nội dung:

+ Câu 1: Thường nghĩ ra những chuyện khác nhau và kể cho em nghe; Chỉ cần nhìn thấy 1 chú thỏ là một câu chuyện mới nảy ra trong đầu. Chỉ là một câu chuyện, nhưng mỗi lần kể, cô bé lại thay đổi các chi tiết của chuyện.

+ Câu 2: Kể từ khi kể chuyện cho em gái nghe, mỗi lần kể, câu chuyện lại được cô bé tưởng tượng theo một cách khác nhau nên bị người em phản đối vì không giống với câu chuyện đã kể lần trước. Để không bị quên, cô bé nghĩ ra cách ghi lại câu chuyện của mình vào một cuốn sách. Ước mơ trở thành nhà văn của cô bé bắt đầu từ việc làm đó. Cô bé Giô-an đã nuôi dưỡng ước mơ trở thành nhà văn bắt đầu từ việc làm rất đơn giản mà bất cứ một cô bé, cậu bé nào cũng làm được – ghi lại những câu chuyện do chính mình nghĩ ra. 

………..

Nội dung video bài 26: Trí tưởng tượng phong phú còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác