Video giảng tiếng Việt 5 kết nối bài 32: Sự tích chú Tễu

Video giảng tiếng Việt 5 Kết nối bài 32: Sự tích chú Tễu. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 32: SỰ TÍCH CHÚ TỄU

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Sự tích chú Tễu. Biết đọc diễn cảm, phù hợp với từng lời thoại của nhân vật trong câu chuyện. 

  • Nhận biết được một số chi tiết tiêu biểu và nội dung chính của văn bản Sự tích chú Tễu. Chỉ ra được mối liên hệ giữa các chi tiết, biết tóm tắt và hiểu được điều tác giả muốn gửi gắm qua câu chuyện.

  • Nhận biết ưu, nhược điểm trong đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một bộ phim hoạt hình của mình, biết chỉnh sửa để bài văn hay hơn.

  • Biết giới thiệu, trình bày ý kiến về một bộ phim yêu thích đã xem.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

Trước khi vào bài học, cô mời cả lớp cùng xem video múa rối nước có nhân vật chú Tễu sau đây:

https://youtu.be/oCPJFeAcdCU?si=q2Wipo2euSPUHaAh

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi và thảo luận: Nêu nhận xét về gương mặt chú Tễu trong tiết mục múa rối nước mà em được xem.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có). 

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1: Đọc thành tiếng

Để tìm hiểu về vấn đề này, cả lớp sẽ cùng làm việc theo nhóm, đọc Sự tích chú Tễu và trả lời câu hỏi: Luyện đọc một số câu dài và luyện đọc một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật.

Video trình bày nội dung:

+ Luyện đọc một số từ khó: ông quản phường rối nước, một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ , phường rối làng ta,...

+ Luyện đọc câu nói cảm xúc của nhân vật: Giọng anh Tễu hồn nhiên, hài hước ở Cảnh 1; giọng trầm, chậm rãi ở Cảnh 2.

Nội dung 2: Đọc hiểu

Cô muốn cả lớp thực hiện yêu cầu sau :

+  Câu 1: Ở cảnh 1, lí do anh Tễu tìm gặp ông quản là gì ?

+ Câu 2: Qua lời chào hỏi, giới thiệu, trò chuyện với ông quản, em thấy anh Tễu là người thế nào?

+ Câu 3: Theo em, vì sao ông quản dạy cho anh Tễu diễn những quân rối hề ?

+ Câu 4: Ở cảnh 2, điều gì khiến anh Tễu có những xáo trộn trong tâm tư? Vì sao ông quản khích lệ anh Tễu đi theo tâm nguyện của mình?

+ Câu 5: Vở kịch giải thích thế nào về sự xuất hiện nhân vật chú Tễu trong các vở rối nước? 

Video trình bày nội dung:

+ Câu 1: Anh Tễu muốn học nghề rối nước vì anh thích ca hát nhưng tướng mạo không đẹp (khó coi), “bụng trống chầu, đầu cá trê”. Chỉ có diễn rối nước mới mong được “giấu mặt mình, trình mặt rối” hát sau bức mành.

+ Câu 2: Anh Tễu là người thích ca hát, tính tình hiền lành, thật thà, rất hài hước (tự đánh giá tướng mạo khó coi bằng câu nói dân gian có vần có điệu “bụng trống chầu, đầu cá trê”) và rất lạc quan: hát nhưng không để mọi người nhìn thấy mặt mình (hát sau bức mành, hát theo vai quân rối).

+ Câu 3: Trong lời trò chuyện của anh Tễu, có hé lộ mong muốn học diễn hài (gây cười): “Mẹ con bảo tới đây “không đẹp nay thì đẹp mai, học cười má phấn có hai đồng tiền”. Mặt khác, ông quản thấy anh Tễu là chàng trai hài hước, vui tính, lém lỉnh, hợp vớ i vai diễn đem đến tiếng cười cho khán giả (vai hề ).

+ Câu 4: Sau 3 năm theo ông quản học nghề và tham gia biểu diễn múa rối nước, anh Tễu được ông quản khen là đã giỏi nghề, vở diễn nào có anh Tễu tham gia, khán giả cũng vỗ tay cổ vũ. Thế nhưng, trong những giấc mơ, anh Tễu thấy mình thường được đến một nơi có nhà thuỷ đình rộng mênh mông, thoả sức ngân nga cho tròn vành rõ chữ. Ở đó có rất nhiều người đẹp như tiên đang múa ca, vẫy gọi anh tới... Những giấc mơ đó có lẽ đã khiến anh Tễu bâng khuâng, thấy như thực như mơ, khơi dậy niềm ao ước cao xa...).

Khi nghe anh Tễu kể về những giấc mơ, ông quản đã hiểu giấc mơ của anh Tễu chính là niềm khát vọng đang nhen nhóm, tiềm ẩn trong tâm trí của anh Tễu. Ông quản hiểu đó là ước mơ, khát vọng đẹp đẽ của tuổi trẻ – “mong ước tìm cho nghề rối nước những tích trò hay hơn, những quân rối đẹp hơn”. Vì thế, ông quản đã khích lệ anh Tễu đi theo tâm nguyện của mình.

+ Câu 5: Chú Tễu là nhân vật xuất hiện nhiều nhất và nổi tiếng nhất trong các vở rối nước. Chú Tễu luôn có vóc dáng to lớn hơn các nhân vật khác, luôn vui vẻ , dí dỏm, gây cười cho khán giả,... Qua vở kịch Sự tích chú Tễu, tác giả đưa ra một cách giải thích về sự xuất hiện nhân vật chú Tễu trong các vở rối nước – là quân rối mô phỏng hình mẫu của một người vóc dáng to lớn, hiền hậu mà lém lỉnh, dí dỏm (anh Tễu trong vở kịch). 

………..

Nội dung video bài 32: Sự tích chú Tễu còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác