Video giảng tiếng Việt 5 kết nối bài 18: Tấm gương tự học
Video giảng tiếng Việt 5 Kết nối bài 18: Tấm gương tự học. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 18: TẤM GƯƠNG TỰ HỌC
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Tấm gương tự học. Biết đọc diễn cảm, phù hợp với từng lời thoại của nhân vật trong câu chuyện.
Nhận biết được một số chi tiết tiêu biểu và nội dung chính của văn bản Tấm gương tự học. Chỉ ra được mối liên hệ giữa các chi tiết, biết tóm tắt và hiểu được điều tác giả muốn gửi gắm qua câu chuyện.
Biết thêm về nhân vật, đặc điểm của mỗi nhân vật và dẫn chứng minh họa đặc điểm nhân vật trong một số cuốn sách (sách truyện kể về danh nhân, về những tấm gương hiếu học,…)
Đọc câu chuyện viết về nhà trường, thầy cô, học sinh; viết phiếu đọc sách và trao đổi với bạn hoặc người thân về câu chuyện đã đọc.
Tìm được ý để viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách đã đọc.
Biết cách sử dụng đúng từ ngữ trong những ngữ cảnh cụ thể.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Trước khi vào bài học, cô mời cả lớp cùng xem 1 video ngắn về Benjamin Franklin - Tấm Gương Khát Khao Tự Học Suốt Đời Của Cha Già Nước Mỹ:
https://www.youtube.com/watch?v=VHeNdC0LdAM
- GV yêu HS làm việc theo nhóm đôi và thảo luận: Em có suy nghĩ gì về tinh thần tự học?
- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS: Tinh thần tự học là một đức tính tốt đẹp của con người. Tinh thần tự học là ý thức tự rèn luyện tích cực để thu nhận kiến thức và hình thành kỹ năng cho bản thân.
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SGK tr.94, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc:
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1: Đọc thành tiếng
Để tìm hiểu về vấn đề này, cả lớp sẽ cùng làm việc theo nhóm, đọc Tấm gương tự học và trả lời câu hỏi: Luyện đọc một số câu dài và luyện đọc một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật.
Video trình bày nội dung:
+ Luyện đọc một số từ khó: Tạ Quang Bửu, uyên bác, chính khách,…
+ Luyện đọc câu dài: Tạ Quang Bửu/ còn là tấm gương của việc học toàn diện.// Ông xuất sắc ở nhiều lĩnh vực: toán,/ lí,/ hoá,/ sinh,/ triết học,.../ đặc biệt là ngoại ngữ.// Ông sử dụng thành thạo tiếng Anh,/ Pháp,/ Đức,/ Ba Lan/; có thể đọc hiểu tiếng Nga,/ Trung,/ Hy Lạp cổ/ và La-tinh.// Chỉ tự học tiếng Nga trong ba tháng/ mà ông đã có thể dịch trôi chảy các tài liệu quản sự tiếng Nga.// Ông giúp Bác Hồ soạn thảo những bức công hàm bằng tiếng Anh,/ nhiều lần cùng Bác tiếp các chính khách nước ngoài.// Ông được nhận xét/ là nói tiếng Anh “hoàn hảo đến mức người Anh phải kinh ngạc”.// Ngoài ra,/ ông còn có hiểu biết sâu rộng về âm nhạc,/ hội hoạ,/ kiến trúc,/ thể thao,.../ Ông luôn tranh thủ thời gian tự học,/ để thoả mãn niềm đam mê của mình.// Nhiều người coi ông là/ “Lê Quý Đôn thời nay”.//
Nội dung 2: Đọc hiểu
Cô muốn cả lớp thực hiện yêu cầu sau :
+ Câu 1: Đoạn văn thứ nhất giới thiệu điều gì về Tạ Quang Bửu?
+ Câu 2: Những chi tiết nào cho thấy Tạ Quang Bửu là tấm gương tự học, học suốt đời và học say mê?
+ Câu 3: Theo em, vì sao Tạ Quang Bửu nhiều lần được cùng Bác Hồ tiếp các chính khách nước ngoài?
+ Câu 4: Sự đa tài, uyên bác của Tạ Quang Bửu được thể hiện như thế nào?
+ Câu 5: Tài năng, công lao của Tạ Quang Bửu được ghi nhận thế nào?
Video trình bày nội dung:
+ Câu 1: Đoạn văn thứ nhất giới thiệu về quê quán và gia đình Tạ Quang Bửu, đồng thời giới thiệu khái quát về sự nghiệp của ông.
+ Câu 2: Biểu hiện trước hết của việc tự học đó là Tạ Quang Bửu rất chăm đọc sách: đọc sách ở mọi lúc, mọi nơi, đọc nhanh và nhớ lâu; đã từng vì mải đọc sách mà ngã xuống suối; tự học tiếng Nga chỉ trong 3 tháng mà dịch tiếng Nga rất giỏi; luôn tranh thủ thời gian đọc sách,...
- Biểu hiện của việc học suốt đời và say mê thể hiện ở chi tiết: ông học từ lúc còn trẻ đến lúc cuối đời, cả khi đau ốm; giỏi ở nhiều lĩnh vực,...
+ Câu 3: Tạ Quang Bửu nhiều lần được cùng Bác Hồ tiếp các chính khách nước ngoài vì ông rất giỏi ngoại ngữ.
+ Câu 4: Ông xuất sắc ở nhiều lĩnh vực: toán, lí, hoá, sinh, triết học, đặc biệt là ngoại ngữ. Ông còn có hiểu biết sâu rộng về âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc, thể thao,... Ông được coi là “Lê Quý Đôn thời nay”
+ Câu 5: Tài năng, công lao của Tạ Quang Bửu được ghi nhận qua việc lấy tên ông để đặt tên cho các con phố ở nhiều thành phố trên cả nước; lấy tên ông đặt cho tên một giải thưởng trao cho những nhà khoa học xuất sắc,...
………..
Nội dung video bài 18: Tấm gương tự học còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.