Video giảng Khoa học tự nhiên 7 kết nối bài 4 Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Video giảng Khoa học tự nhiên 7 kết nối bài 4 Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 4: SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Nêu được các nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
- Mô tả được cấu tạo bảng tuần hoàn gồm ô, nhóm, chu kì.'
- Sử dụng được bảng tuần hoàn để chỉ ra nhóm nguyên tố kim loại, phi kim, khí hiếm.
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được các nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
- Tìm hiểu tự nhiên: Mô tả được cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: ô, nhóm, chu kì; lịch sử tìm ra bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. Sử dụng được bảng tuần hoàn để chỉ ra các nhóm nguyên tố nguyên tố kim loại, các nhóm nguyên tố nguyên tố phi kim, nhóm nguyên tố khi hiếm trong bảng tuần hoàn.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Trước khi vào bài học, các em hãy quan sát danh sách lớp, ảnh siêu thị, ảnh thư viện sách và trình bày nhận xét về ý tưởng chung của ba bức tranh đó.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1: Tìm hiểu nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn
Các em hoạt động cặp đôi, nhìn vào bảng tuần hoàn giới thiệu từng nguyên tắc và các ví dụ minh họa. Sau đó các em nhắc lại các nguyên tắc và lấy ví dụ cho cô nhé!
Video trình bày nội dung:
- Cơ sở xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (bảng tuần hoàn): điện tích hạt nhân nguyên tử.
- Bảng tuần hoàn gồm 118 nguyên tố hóa học được xây dựng theo nguyên tắc:
+ Các nguyên tố hóa học được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân
+ Các nguyên tố trong cùng một hàng có cùng số lớp electron trong nguyên tử
+ Các nguyên tố trong cùng cột có tính chất gần giống nhau
Nội dung 2: Tìm hiểu cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Các em suy nghĩ và cho cô biết số chu kì có trong bảng tuần hoàn, cho biết đặc điểm chung của các nguyên tố trong cùng một chu kì, số lượng các nguyên tố có trong các chu kì từ 1 đến 7.
+ Viết cấu trúc nguyên tử các nguyên tố Li, Na, K
+ Nhận xét số electron lớp ngoài cùng các nguyên tử nguyên tố Li, Na, K?
+ Nêu cách xác định số thứ tự của nhóm? Chỉ vào vị trí của từng nhóm A trên bảng tuần hoàn và nêu rõ đặc điểm cấu tạo nguyên tử các nguyên tố nhóm A?
+ Các nguyên tố nhóm A bao gồm những nguyên tố nào? Ví dụ?
+ Chỉ vào vị trí của từng nhóm B trên bảng tuần hoàn:
+ Các nguyên tố nhóm B bao gồm những nguyên tố nào?
Video trình bày nội dung:
1. Ô nguyên tố
- Ô nguyên tố: Mỗi nguyên tố hóa học được sắp xếp vào một ô của bảng tuần hoàn
- Ô nguyên tố cho biết:
+ Kí hiệu hóa học
+ Tên nguyên tố
+ Số hiệu nguyên tử: là số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn = Số đơn vị điện tích hạt nhân = Số electron trong nguyên tử.
+ Khối lượng nguyên tử của nguyên tố
2. Chu kì
- Khái niệm: Là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần khi đi từ trái sang phải.
- Bảng tuần hoàn gồm: 7 chu kì được đánh số từ 1 đến 7, mỗi chu kì là 1 hàng ngang (riêng chu kì 6 và chu kì 7, mỗi chu kì có thêm 1 hàng xếp tách riêng ở cuối bảng).
+ Chu kì 1, 2, 3 được gọi là các chu kì nhỏ
+ Chu kì 4, 5, 6, 7 được gọ là các chu kì lớn
3. Nhóm
- Định nghĩa: Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hoá học gần giống nhau và được xếp thành một cột.
- Phân loại: Có hai loại nhóm: nhóm A và nhóm B
Nhóm A:
- Nhóm A gồm 8 nhóm từ IA đến VIIIA
- Nguyên tử các nguyên tố trong cùng một nhóm có số electron hoá trị bằng nhau và bằng số thứ tự của nhóm.
- Số thứ tự của nhóm A = số e lớp ngoài cùng.
+ số e lớp ngoài cùng 3 → Kim loại.
+ Nếu 5 số e lớp ngoài cùng 7 → Phi kim.
+ Nếu số e lớp ngoài cùng = 8 → Khí hiếm.
Nhóm B:
- Nhóm B gồm 8 nhóm được đánh số từ IIIB đến VIIIB, rồi IB và IIB theo chiều từ trái sang phải trong bảng tuần hoàn.
- Nhóm B chỉ gồm các nguyên tố của các chu kỳ lớn.
- Nhóm B gồm các nguyên tố chủ yếu kim loại chuyển tiếp.
Nội dung 3: Tìm hiểu vị trí các nhóm nguyên tố kim loại, phi kim và khí hiếm trong bảng tuần hoàn
Các em hãy nêu vị trí các nguyên tố Kim loại trong bảng? Sau đó, các em hãy quan sát và nêu ứng dụng của một số nguyên tố kim loại thông dụng trong đời sống?.
Video trình bày nội dung:
1. Các nguyên tố kim loại
- Có hơn 90 nguyên tố là kim loại (được thể hiên bằng màu xanh, ở góc dưới bên trái của bảng) trong số 118 nguyên tố hóa học đã biết gồm:
+ Hầu hết các nguyên tố thuộc nhóm IA, nhóm IIA, nhóm IIIa và một số nguyên tố ở các nhóm IVA, VA, VIA
+ Các nguyên tố thuộc nhóm IV đến VIIIB, các nguyên tố lanthanide và các nguyên tố actinide được xếp riêng thành hai hàng ở cuối bảng.
2. Các nguyên tố phi kim
- Có chưa đến 20 nguyên tố là phi kim (chủ yếu ở góc trên bên phải của bảng, được thể hiện bằng màu hồng) trong 118 nguyên tố hóa học đã biết gồm:
+ Hầu hết các nguyên tố thuộc nhóm VIIA, VIA, VA
+ Một số nguyên tố thuộc nhóm IVA, IIIA
+ Nguyên tố H ở nhóm IA
- Ở điều kiện thường, chúng có thể ở thể rắn (S), thể lỏng (Cl, Br) hay thể khí (O).
3. Các nguyên tố khí hiếm
- Có 7 nguyên tố trong số 118 nguyên tố đã biết là khí hiếm nằm ở nhóm VIIIA và được thể hiện bằng màu vàng.
- Nguyên tử của chúng có lớp electron ngoài cùng bền vững khó bị biến đổi hóa học.
- Ứng dụng: He được sử dụng trong khinh khí cầu, Ne được dùng trong đèn Led,..
………..
Nội dung video Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.