Video giảng Khoa học tự nhiên 7 kết nối bài 17 Ảnh của vật qua gương phẳng

Video giảng Khoa học tự nhiên 7 kết nối bài 17 Ảnh của vật qua gương phẳng. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 17: ẢNH CỦA VẬT QUA GƯƠNG PHẲNG

Xin chào các em học sinh thân mến, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Vẽ được hình biểu diễn và nêu được khái niệm ảnh của vật qua gương phẳng, tính chất ảnh của vật qua gương phẳng.
  • Dựng được ảnh của một vật qua gương phẳng.
  • Vận dụng được định luật phản xạ trong một số trường hợp đơn giản.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em trả lời cho cô câu hỏi: Tại sao chữ AMBULANCE trên đầu xe cứu thương lại phải viết ngược từ phải sang trái?

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1: Ảnh của vật qua gương phẳng

Em hãy nêu nêu thêm ví dụ về ảnh của vật qua gương phẳng hoặc các mặt phản xạ khác. Sau đó nêu ý kiến của mình vì sao lại có hình tháp lộn ngược trên mặt nước? 

Video trình bày nội dung:

- Khi soi gương ta thấy hình của mình trong gương. Hình của vật nhìn thấy trong gương phẳng được gọi là ảnh của vật qua gương phẳng

Nội dung 2: Tính chất ảnh của vật qua gương phẳng 

+ Theo em, có thể thu được ảnh qua gương phẳng trên màn chắn không?

+ Vậy khoảng cách từ ảnh tới gương phẳng có khoảng cách từ vật tới gương phẳng không?

+ Độ lớn của ảnh có bằng độ lớn của vật không? 

Video trình bày nội dung:

- Ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh ảo (không hứng được trên màn chắn).

- Độ lớn của ảnh bằng độ lớn của vật.

- Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương (ảnh và vật đối xứng nhau qua gương).

Nội dung 3:  Dựng ảnh của vật qua gương phẳng

+ Em hãy nêu yêu cầu của nội dung thực hành? Các dụng cụ cần có?

+ Và giải thích tại sao chỉ nhìn thầy ảnh S' mà không thể thu được ảnh này trên màn chắn.

+ Sau đó, em hãy tìm cách vẽ hình biểu diễn ảnh của một vật qua gương phẳng mà không cần vẽ tia sáng.  

Video trình bày nội dung:

1. Dựng ảnh của một điểm S (nguồn sáng rất nhỏ)

- Dựa vào định luật phản xạ ánh sáng:

+ Bước 1: Từ S vẽ một chùm sáng được giới hạn bởi hai tia sáng SI1 và SI2 tới gương.

+ Bước 2: Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng, vẽ chùm tia sáng phản xạ được giới hạn bởi các tia sáng phản xạ I1R1 VÀ I2R2 tương ứng.

+ Bước 3: Tìm giao điểm S’ của chùm phản xạ bằng cách kéo dài các tia sáng phản xạ (biểu diễn bằng nét đứt). Các đường này cắt nhau tại S’. S’ là ảnh ảo của S.

Khi đặt mắt hứng chùm tia sáng phản xạ ta sẽ nhìn thấy ảnh S’ và có cảm giác như ánh sáng xuất phát từ S’ tới mắt ta.

2. Dựng ảnh của một vật qua gương phẳng

- Dựa vào tính chất của ảnh.

………..

Nội dung video Bài 17: Ảnh của vật qua gương phẳng còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác