Video giảng Khoa học tự nhiên 7 kết nối bài 16 Sự phản xạ ánh sáng
Video giảng Khoa học tự nhiên 7 kết nối bài 16 Sự phản xạ ánh sáng. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 16: SỰ PHẢN XẠ ÁNH SÁNG
Xin chào các em học sinh thân mến, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Vẽ được hình biểu diễn và nêu được các khái niệm : tia sáng tới, tia sáng phản xạ, pháp tuyến, góc tới, góc phản xạ, mặt phẳng tới.
- Thực hiện được thí nghiệm rút ra định luật và phát biểu được nội dung của định luật phản xạ ánh sáng.
- Phân biệt được phản xạ và phản xạ khuếch tán.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em hãy dùng đèn pin (đèn Laze) chiếu vào gương, em thấy có hiện tượng gì xảy ra? Mô tả đường truyền của tia sáng qua gương.
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1: Tìm hiểu hiện tượng phản xạ ánh sáng
Em hãy nêu các quy ước trong phản xạ ánh sáng.
Video trình bày nội dung:
- Khi chiếu một chùm sáng vào gương phẳng thì chùm sáng bị hắt trở lại theo hướng khác. Hiện tượng đó gọi là phản xạ ánh sáng.
- Trong hiện tượng phản xạ ánh sáng, người ta quy ước:
+ G: gương phẳng(mặt phản xạ)
+ Tia sáng tới (SI): tia sáng chiếu vào gương
+ Tia sáng phản xạ (IR): tia sáng bị gương hắt trở lại
+ Điểm tới (I): giao điểm của tia sáng tới và gương
+ Pháp tuyến (IN)t tại I: đường thẳng vuông góc với gương tại I
+ Mặt phẳng tới: mặt phẳng chứa tia sáng tới và pháp tuyến tại điểm tới
+ Góc tới (SIN=i): góc tạo bởi tia sáng tới và pháp tuyến tại điểm tới
+ Góc phản xạ (RIN=i'): góc tại bởi tia sáng phản xạ và pháp tuyến tại điểm tới.
Nội dung 2: Tìm hiểu định luật phản xạ áng sáng
+ Theo em, có thể viết công thức của định luật phản xạ ánh sáng i = i’ được không? Tại sao?
+ Chiếu tia sáng tới dưới góc tới 30o vào gương phẳng đặt thẳng đứng, em hãy vẽ hình biểu diễn tia sáng tới và tia sáng phản xạ.
+ Chiếu một tia sáng vào gương phẳng đặt nằm ngang ta được tia sáng phản xạ vuông góc với tia sáng tới. Em hãy tính góc tới và góc phản xạ. Vẽ hình.
Video trình bày nội dung:
1. Thí nghiệm
a) Dụng cụ:
+ Gương phẳng.
+ Bảng chia độ.
+ Đèn laze.
b) Bố trí thí nghiệm như hình 16.2.
c) Tiến hành thí nghiệm.
2. Định luật phản xạ ánh sáng
- Tia sáng phản xạ nằm trong mặt phẳng tới.
- Góc phản xạ bằng góc tới.
Nội dung 3: Phân biệt phản xạ và phản xạ khuếch tán
Các em hoạt động nhóm sau đó nhận xét về các hướng của các tia sáng phản xạ trong hình 16.3a và 16.3b, tìm thêm các ví dụ về phản xạ và phản xạ khuếch tán.
Video trình bày nội dung:
- Khi mặt phản xạ nhẵn thì các tia sáng tới song song bị phản xạ theo một hướng. Hiện tượng này gọi là hiện tượng phản xạ (còn gọi là phản xạ gương).
- Khi mặt phản xạ không nhẵn thì các tia sáng tới song song bị phản xạ theo mọi hướng. Hiện tượng này gọi là hiện tượng phản xạ khuếch tán (còn gọi là tán xạ)
- Khi có phản xạ, ta có thể nhìn thấy ảnh của vật
- Khi có phản xạ khuếch tán, ta không nhìn thấy ảnh của vật.
………..
Nội dung video Bài 16: Sự phản xạ ảnh sáng còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.