Video giảng Khoa học tự nhiên 7 kết nối bài 10 Đồ thị quãng đường – Thời gian
Video giảng Khoa học tự nhiên 7 kết nối bài 10 Đồ thị quãng đường – Thời gian. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 10: ĐỒ THỊ QUÃNG ĐƯỜNG – THỜI GIAN
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Vẽ được đồ thị quãng đường – thời gian cho chuyển động thẳng
- Từ đồ thị quãng đường – thời gian cho trước, tìm được quãng đường vật đi hoặc tốc độ, thời gian chuyển động của vật.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Trước khi vào bài học, các em hãy suy nghĩ và nêu các cách xác định được quãng đường đi được sau những khoảng thời gian khác nhau mà không cần dùng côn thức s=v.t, yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân trong 2 phút.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1: Tìm hiểu lập bảng ghi quãng đường đi được theo thời gian
Các em hãy quan sát bảng 10.1 SGK và trả lời các câu hỏi sau:
+ Trong 3h đầu, ô tô chạy với tốc độ bao nhiêu km/h?
+ Trong khoảng thời gian nào thì ô tô dừng lại để hành khách nghỉ ngơi? Vì sao em biết điều đó
Video trình bày nội dung:
1. Lập bảng ghi quãng đường đi được theo thời gian
Thời gian (h) | 0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Quãng đường (km) | 0 | 60 | 120 | 180 | 180 | 220 | 260 |
2. Vẽ đồ thị
- Vẽ hai tia Os và Ot vuông góc với nhau tại O, gọi là hai trục toạ độ
+ Trục thẳng đứng (trục tung) Os được dùng để biểu diễn các độ lớn của quãng đường đi được theo một tỉ xích thích hợp
+ Trục nằm ngang (trục hoành) Ot biểu diễn thời gian theo một tỉ xích thích hợp.
- Xác định các điểm biểu diễn quãng đường đi được và thời gian tương ứng
+ Biết điểm O là điểm khởi hành, khi đó s=0 và t=0
+ Xác định trên Hình 10.1 vị trí của các điểm A,B,C,D lần lượt tương ứng với các quãng đường đi được sau 1 h, 2 h, 3h, 4 h
+ Nối các điểm O, A, B, C và C, D với nhau và nhận xét về các đường nối này (thẳng hay cong, nghiêng hay song song với trục hoành)
=> Đường nối năm điểm O, A, B, C, D trên 4 h đầu
- Nhận xét :
+ Đồ thị biểu diễn quãng đường đi được theo thời gian trong 3h đầu là một đoạn thẳng nằm nghiêng. Quãng đường đi được trong 3h đầu tỉ lệ thuận với thời gian đi
+ Khi đồ thị là đường thẳng song song với trụ thời gian, vật không chuyển động
Nội dung 2: Sử dụng đồ thị quãng đường – Thời gian
Các em hoạt động theo nhóm và hoàn thành các bài tập sau:
Câu 1: Dựa vào đồ thị hình 10.2 trả lời các câu hỏi sau:
a) Mô tả lại bằng lời chuyển động của ô tô trong 4h đầu?
b) Xác định tốc độ của ô tô trong 3h đầu.
c) Xác định quãng đường của ô tô đi được sau 1h 30 min từ khi khởi hành.
Câu 2: Lúc 6h sáng, bạn A đi bộ từ nhà ra công viên để tập thể dục cùng các bạn. Trong 15 min đầu, A đi thong thả được 1 000 m thì gặp B. A đứng lại nói chuyện với B trong 5 min. Chợt A nhớ ra là các bạn hẹn mình bắt đầu tập thể dục ở công viên vào lức 6h 30 min nên vội vã đi nốt 1000 m còn lại và đến công viên vào đúng lúc 6h 30 min.
a. Em hãy lập bảng quãng đường đi được theo thời gian của A
b. Từ bảng vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của bạn A trong suốt hành trình 30 min đi từ nhà đến công viên?
c. Xác định tốc độ của bạn A trong 15 min đầu và 10 min cuối của hành trình? Hình t
Video trình bày nội dung:
- Đồ thị quãng đường – thời gian cho biết tốc độ chuyển động, quãng đường đi được và thời gian đi
1. a. Trong 3h đầu ô tô đi được 180 km với tốc độ: 60 km/h. Từ giờ thứ 3 đến giờ thứ 4, ô tô dừng lại
b. Từ đồ thị ta thấy:
- Khi t = 1h thì s = 60 km; t = 2h thì s = 120 km; t = 3h thì s = 180 km.
⇒ tốc độ của ô tô trong 3 giờ đầu là: (km/h)
c. Sau 1h 30 min = 1,5h, ô tô đi được quãng đường là: s = v.t = 60.1,5 = 90km
2.a. Lập bảng quãng đường đi được theo thời gian:
Thời gian (min) | 0 | 15 | 20 | 30 |
Quãng đường đi được (m) | 0 | 1 000 | 1 000 |
|
Vẽ đồ thị:
b.Tốc độ của A trong 15 min đầu: v1= (m/ph) = 4 (km/h)
Tốc độ của A trong 10 min cuối: v2 = = 50 (m/ph) = 3(km/h)
………..
Nội dung video Bài 10: Đồ thị quãng đường – thời gian còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.