Video giảng Khoa học tự nhiên 7 kết nối bài 13 Độ to và độ cao của âm
Video giảng Khoa học tự nhiên 7 kết nối bài 13 Độ to và độ cao của âm. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 13: ĐỘ TO VÀ ĐỘ CAO CỦA ÂM
Xin chào các em học sinh thân mến, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Từ hình ảnh hoặc đồ thị xác định được biên độ và tấn số sóng âm.
- Nêu được đơn vị của tần số là héc (kí hiệu là Hz).
- Nêu được sự liên quan độ to của âm với biên độ của âm.
- Sử dụng nhạc cụ (hoặc học liệu điện tử, dao động kí) chứng tỏ được độ cao của âm có liên hệ với tần số âm.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về âm phát ra từ hai dây đàn?
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1: Độ to và biên độ của sóng âm
Em hãy:
+ So sánh biên độ của sóng âm trong hình 13.2 b và 13.2 c từ đó rút ra mối quan hệ giữa biên độ của sóng âm và biên độ dao động của nguồn âm.
+ So sánh độ to của âm nghe được trong thí nghiệm vẽ ở hình 13.2 b và 13.2 c.
+ Từ câu trả lời trên, rút ra mối quan hệ giữa biên độ của sóng âm với độ to của âm.
+ Khi gãy đàn hoặc đánh trống , muốn âm phát ra to hơn người ta làm thế nào? Tại sao?
Video trình bày nội dung:
1. Biên độ dao động của nguồn âm, sóng âm
- Biên độ dao động là khoảng cách từ vị trí ban đầu (cân bằng) đến vị trí xa nhất của đầu thước.
- Biên độ dao động của sóng âm được biểu diễn bằng khoảng cách từ đường xy đến điểm cao nhất của đường biểu diễn trên màn hình.
2. Độ to của âm
- Sóng âm có biên độ càng lớn thì nghe thấy âm càng nhỏ (và ngược lại).
Nội dung 2: Tìm hiểu về Độ cao và tần số của sóng âm
Vậy tần số là gì? Vậy sự cao, thấp của âm nghe được có liên hệ như thế nào với tần số của sóng âm?
Video trình bày nội dung:
1. Tần số
- Số dao động vật thực hiện được trong một giây gọi là tần số.
- Đơn vị của tần số là Héc, kí hiệu: Hz.
- Tần số dao động =
Lưu ý: thời gian dao động tính bằng giây (s).
- Đàn ghita tần số: 880Hz.
- Trống thực hiện được: 6000 dao động trong 1 phút.
- Con ong tần số: 330Hz.
- Tần số âm mà tai ta có thể nghe được khoảng từ 20Hz đến 20 000 Hz
- Tần số của một số nốt nhạc : si (494 Hz) ; đô (523 Hz) ; rê (587 Hz) ; mi (629 Hz) ; fa (698 Hz) ; son (784 Hz) ; la (880 Hz).
2. Độ cao của âm
- Khi nghe âm, ta thấy co âm cao (bổng), âm thấp (trầm).
+ Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số dao động càng lớn.
+ Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số dao động càng nhỏ.
=> Sóng âm có tần số càng lớn thì âm phát ra càng cao (và ngược lại).
………..
Nội dung video Bài 13: Độ to và Độ cao của âm còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.