Video giảng Khoa học tự nhiên 7 kết nối bài 32: Thực hành Chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước
Video giảng Khoa học tự nhiên 7 kết nối bài 32: Thực hành Chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 32: THỰC HÀNH: CHỨNG MINH THÂN VẬN CHUYỂN NƯỚC VÀ LÁ THOÁT HƠI NƯỚC
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Sử dụng được dụng cụ, thiết bị của bài thực hành.
- Tiến hành được thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước.
- Phát triển được kĩ năng quan sát, phân tích.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em cùng chơi trò chơi “Vòng quay may mắn”.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1: Tiến hành thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước
Theo em:
a. Tại sao trong thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước ta phải sử dụng nước pha màu?
b. Đệm mà chúng ta nằm hàng ngày được làm từ mủ của cây cao su, mủ cao su chính là chất hữu cơ được vận chuyển trong mạch rây. Tại sao khi thu hoạch mủ, người ta lại rạch chéo thân cây mà không rạch ngang mặc dù rạch ngang thu được nhiều mủ hơn?
c. Tại sao gọi dòng vận chuyển đi lên lại gọi là mạch gỗ?
d. Tại sao gọi dòng vận chuyển đi xuống là mạch rây?
Video trình bày nội dung:
I.Tìm hiểu về chuẩn bị & quy trình tiến hành thí nghiệm
- Dụng cụ: Cốc thủy tinh, dao mổ, kính lúp, túi nylon trong suốt.
- Mẫu vật, hóa chất:
+ Cây cần tây hoặc cành hoa màu trắng
+ Nước pha màu
II. Tiến hành Thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước:
Bước 1: Dùng dao mổ cắt ngang qua cuống là cần tây rồi cắm vào cốc nước màu, để ra chỗ thoáng từ 30 - 60 phút, quan sát sự thay dổi màu của cuống lá.
Bước 2: Dùng dao mổ cắt ngang phần cuống lá cần tây có lá bị nhuộm màu tành các đoạn ngắn.
Bước 3: Sử dụng kính lúp để quan sát phần mạch dẫn trong các đoạn cuống lá.
Ở thí nghiệm 1: nước chứa màu trong từng cốc được các tế bào lông hút của cây cây hấp thụ qua mạch gỗ lên các bộ phận của cây
⇨ Thí nghiệm chứng minh sự hấp thụ nước & vận chuyển nước của cây
Nội dung 2: Tiến hành thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước
Em hãy nghiên cứu thông tin trong sách giáo khoa & hoàn thành phần quy trình thực hiện thí nghiệm và trả lời câu hỏi:
a. Tại sao trong thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước phải trùm túi nylon trong suốt, kín toàn bộ phần lá cây?
b. Tại sao vào những ngày hè nóng bức, đứng dưới bóng cây, chúng ta lại có cảm giác mát mẻ, dễ chịu?
c. Vì sao vào những ngày mùa hè, ta cần tưới nhiều nước hơn cho cây trồng?
d. Tại sao khi tưới cây không nên tưới vào lúc giữa trưa mà nên tưới vào sáng sớm hoặc chiều muộn?
Video trình bày nội dung:
I. Tìm hiểu về chuẩn bị & quy trình tiến hành thí nghiệm
- Dụng cụ: kính lúp, túi nylon trong suốt.
- Mẫu vật, hóa chất: Hai cây trồng trong chậu đất ẩm
II. Tiến hành thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước
Bước 1: Đánh dấu hai chậu cây là chậu cây A & chậu câu B
Bước 2: Ngắt toàn bộ lá cây ở chậu A & cây ở chậu B giữ nguyên lá
Bước 3: Trùm túi nylon trong suốt lên cây trong chậu A và chậu B
Bước 4: Sau khoảng 15 phút đến 30 phút quan sát hiện tượng trong túi nylon trùm trên cây chậu A và cây chậu B.
Ở thí nghiệm 2: Do ở chậu B cây có hiện tượng thoát hơi nước làm cho túi ni lông bị mờ đi. Chậu A không có.
⇨ Thí nghiệm đã chứng minh được ở cây có lá đã có hiện tượng thoát hơi nước, cây không có lá không có hiện tượng đó.
………..
Nội dung video Bài 32: Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.