Video giảng Khoa học tự nhiên 7 kết nối bài 20 Chế tạo nam châm điện đơn giản
Video giảng Khoa học tự nhiên 7 kết nối bài 20 Chế tạo nam châm điện đơn giản. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 20: CHẾ TẠO NAM CHÂM ĐIỆN ĐƠN GIẢN
Xin chào các em học sinh thân mến, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Chế tạo được nam châm điện đơn giản và làm thay đổi từ trường của nó bằng cách thay đổi dòng điện
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em hãy quan sát hình ảnh chiếc cần cẩu dọn rác kim loại và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1: Tìm hiểu về nam châm điện
Theo em, Nam châm điện là gì? Em hãy mô tả cấu tạo của nam châm điện. Và làm cách nào để biết ống dây đã trở thành nam châm điện.
Video trình bày nội dung:
- Dòng điện chạy trong đây dẫn thẳng hay trong cuộn dây đều sinh ra từ trường, người ta sử dụng tính chất này để chế tạo ra nam châm, gọi là nam châm điện.
- Cấu tạo của nam châm điện bao gồm:
+ Ống dây dẫn
+ Một thỏi sắt non lồng trong lòng ống dây. Lõi sắt non trong ống dây có tác dụng làm tăng từ trường của nam châm điện.
+ Hai đầu ống dây nối với 2 cực nguồn điện.
- Từ trường của nam châm điện chỉ tồn tại trong thời gian dòng điện chạy trong ống dây; dòng điện thay đổi thì từ trường của nam châm điện thay đổi.
Nội dung 2: Tìm hiểu về chế tạo nam châm điện đơn giản
Từ kết quả thí nghiệm, em rút ra kết luận gì về từ trường của nam châm điện?
Video trình bày nội dung:
- Dùng một đoạn dây đồng quấn xung quanh một ống nhựa, luồn vào trong ống một chiếc đinh sắt dài, nối hai đầu dây với nguồn điện (pin) qua một công tắc điện.
- Lần lượt thực hiện các động tác:
+ Đóng công tắc điện điện; kiểm tra xem xung quanh nam châm điện có từ trường không.
+ Ngắt công tắc điện; kiểm tra xem xung quanh nam châm còn từ trường không.
+ Thay đổi nguồn điện (bằng cách tăng số pin), đóng công tắc điện; dùng các ghim giấy bằng sắt để kiểm tra xem lực từ của nam châm thay đổi như thế nào (nếu nam châm hút được nhiều ghim giấy bằng sắt hơn thì lực từ mạnh hơn).
+ Thay đổi cực của nguồn điện; dùng kim nam châm thử để kiểm tra xem chiều từ trường có thay đổi không.
Kết luận:
- Từ trường chỉ xuất hiện khi có dòng điện chạy trong ống dây.
- Khi tăng số pin lên thì lực từ của nam châm điện mạnh hơn
- Khi đổi cực của nguồn điện thì chiều của từ trường cũng thay đổi theo.
Một số ứng dụng của nam châm điện:
+ Cần cẩu dọn rác:làm bằng nam châm điện vì từ trường của nam châm điện mạnh hơn nam châm vĩnh cửu ( nhờ các cách thay đổi từ trường) mới dễ dàng dịch chuyển các khối sắt rất nặng, khổng lồ.
+ Chuông điện: Khi có dòng điện (bấm chuông), cuộn dây dẫn trở thành nam châm điện và hút được cần gõ chuông, đầu gõ chuông C đập vào quả chuông D làm chuông kêu. Ngay lập tức, mạch điện bị ngắt (hở ở vị trí tiếp xúc của cần gõ chuông C và công tắc B), cuộn dây dẫn không còn là nam châm và nhả cần gõ chuông C ra, lúc này công tắc B lại tiếp xúc cần gõ chuông C và mạch điện lại đóng và cuộn dây dẫn lại hút cần gỗ chuông C. … Qúa trình lặp đi lặp lại nên chuông kêu liên tục.
+ Ứng dụng trong ngành y học: dùng từ trường và sóng ra-đi-o nhằm giải quyết tại chỗ các vấn đề trong bộ phận cơ thể của bệnh nhân mà không cần phẫu thuật xâm lấn vẫn có thể chuẩn đoán được tình trạng của bệnh nhân.
+ Ứng dụng trong công nghiệp: động cơ điện, xe bán tải điện, micro, bộ cảm biến, loa phóng thanh, ống sóng đi du lịch, đồ trang sức, các dụng cụ như đồng hồ, cảm biến, thiết bị lò vi sóng, thiết bị điều khiển tự động, ...
+ Ứng dụng trong ngành giao thông vận tải: giúp cho vận tốc của tàu nhanh hơn, đạt tốc độ cao hơn.
………..
Nội dung video Bài 20: Chế tạp nam châm điện đơn giản còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.