Video giảng Khoa học tự nhiên 7 kết nối bài 19 Từ trường

Video giảng Khoa học tự nhiên 7 kết nối bài 19 Từ trường. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 19: TỪ TRƯỜNG

Xin chào các em học sinh thân mến, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Nêu được vùng không gian bao quanh một nam châm (hoặc dây dẫn mang dòng điện), mà vật liệu có tính chất từ đặt trong nó chịu tác dụng lực từ, được gọi là từ trường.
  • Nêu được khái niệm từ phổ và tạo được từ phổ bằng mạt sắt và nam châm.
  • Nêu được khái niệm đường sức từ và vẽ được đường sức từ quanh một nam châm.
  • Dựa vào ảnh hoặc hình vẽ khẳng định được Trái Đất có từ trường.
  • Nêu được cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí không trùng nhau.
  • Sử dụng la bàn để tìm hướng địa lí

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em trả lời cho cô câu hỏi: Vì sao khi đưa các vật liệu từ đến gần nam châm thì xuất hiện lực hút?

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1: Nhận biết từ trường của thanh nam châm, từ trường của dây dẫn mang dòng điện

Em hãy quan sát và nhận xét hướng của kim nam châm so với hướng ban đầu ? Theo em, ngoài kim nam châm, ta có thể dùng các vật nào khác để phát hiện từ trường không?

Video trình bày nội dung:

1. Nhận biết từ trường của thành nam châm.

- Vùng không gian bao quanh nam châm có từ trường.

- Ngoài nam châm, ta có thể dùng cảm biến từ trường hoặc dây dẫn mang dòng điện để phát hiện từ trường.

2. Nhận biết từ trường của dây dẫn mang dòng điện.

- Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại từ trường ( trường từ ).

- Từ trường tác dụng lực từ lên vật liệu từ đặt trong nó.

- Điểm giống nhau giữa không gian quanh nam châm và dòng điện trong thí nghiệm Oersted là đều có từ trường.

Nội dung 2: Thí nghiệm quan sát từ phổ của 1 nam châm.

Em hãy nhận xét về hình dạng sắp xếp mạt sắt ở xung quanh nam châm?

Video trình bày nội dung:

- Hình ảnh các đường mạt sắt xung quanh nam châm tạo bở thí nghiệm trên gọi là từ phổ.

- Từ phổ cho ta hình ảnh trực quan về từ trường.

- Hình dạng sắp xếp mạt sắt ở xung quanh nam châm:

+ Các mạt sắt xung quanh nam châm được sắp xếp thành những đường cong kín nối từ cực này sang cực kia của nam châm.

+ Càng ra xa nam châm, các đường này càng thưa dần và mở rộng ra.

Nội dung 3: Tìm hiểu về đường sức từ

Em hãy xác định cực Bắc và Nam của kim nam châm trong Hình 19.4?

Video trình bày nội dung:

- Các đường sức từu có chiều xác định. 

+ Ở bên ngoài nam châm, đường sức từ là những đường cong.

+ Ở trong lòng nam châm, đường sức từ gần như là những đường thẳng song song với nhau.

Nội dung 4: Tìm hiểu từ trường Trái Đất 

Theo em , vì sao kim la bàn luôn luôn chỉ theo hướng bắc - nam? Và bằng cách nào chứng tỏ xung quanh Trái Đất có từ trường?

Video trình bày nội dung:

- Trái Đất là một nam châm khổng lồ. Ở bên ngoài Trái Đất, đường sức từ Tái Đất có chiều đi từ Nam bán cầu đến Bắc bán cầu.

Nội dung 5: Thực hành sử dụng la bàn xác định hướng địa lí 

Theo em, La bàn gồm những bộ phận cơ bản nào? Vì sao có thể dùng la bàn để xác định hướng địa lí?

Video trình bày nội dung:

1. Cấu tạo

- La bàn là dụng cụ được dùng để xác định hướng.

- La bàn gồm 3 bộ phận chính:

+ Kim la bàn: là kim nam châm đặt lên trên trụ xoay được theiets kế theo dạng hình lá dẹt, mỏng, nhẹ, một đầu được sơn đỏ để chỉ hướng bắc và đầu còn lại được sơn xanh/ trắng để chỉ hướng nam.

+ Vỏ la bàn: Thường được làm bằng nhôm hoặc nhựa có gắn cố định một mặt chia độ.

+ Mặt la bàn: làm bằng mặt kính giúp bảo vệ kim nam châm.

2. Cách sử dụng la bàn để xác định hướng địa lí

- Các bước tiến hành:

+ Đặt la bàn cách xa nam châm và các vật liệu có tính chất từ, để tránh tác động của các vật này lên kim la bàn.

+ Giữ la bàn trong lòng bàn tay hoặc đặt trên một mặt bàn sao cho la bàn nằm ngang trước mặt. Sau đó xoay vỏ của la bàn sao cho đầu kim màu đỏ chỉ hướng bắc trùng khít với vạch ghi chữ N trên la bàn.

+ Đọc giá trị của góc tạo bởi hướng cần xác định hướng trước mặt) so với hướng bắc trên mặt chia độ của  la bàn để tìm hướng cần xác định.

………..

Nội dung video Bài 19: Từ trường còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác