Video giảng Khoa học tự nhiên 7 kết nối bài 24: Thực hành Chứng minh quang hợp ở cây xanh
Video giảng Khoa học tự nhiên 7 kết nối bài 24: Thực hành Chứng minh quang hợp ở cây xanh. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 24: THỰC HÀNH: CHỨNG MINH QUANG HỢP Ở CÂY XANH
Mến chào các em học sinh đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Năng lực nhận thức: Nhắc lại khái niệm quang hợp, phương trình tổng quát, mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong quang hợp; các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp.
- Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát các hiện tượng trong thí nghiệm, từ đó nhận biết được quá trình quang hợp trong thực tế.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Liên hệ và giải thích những hiện tượng gắn với quá trình quang hợp.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, cô mời các em cùng xem clip về quá trình quang hợp của cây xanh và trả lời câu hỏi sau: Cho biết các chất tham gia phản ứng và sản phẩm được tạo ra.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1: Xác định có sự tạo thành tinh bột trong quá trình quang hợp
Bây giờ cô sẽ hướng dẫn các em các bước tiến hành thí nghiệm. Sau đó các em suy nghĩ và trả lời cho cô các câu hỏi sau:
- Tác dụng của việc dùng băng giấy đen che phủ một phần lá ở cả hai mặt?
- Dự đoán phần nào của lá thí nghiệm đã tạo ra tinh bột? Vì sao?
Video trình bày nội dung:
Trong buổi thực hành tại phòng thí nghiệm, các bước thực hành:
- Bước 1: Đặt chậu cây khoai lang trong bóng tối 2 ngày
- Bước 2: Dùng băng giấy đen bịt kín một phần lá ở cả 2 mặt của 1 chiếc lá, đem chậu cây để ra chỗ nắng hoặc để dưới ánh sáng đèn điện từ 4 giờ đến 6 giờ
- Bước 3: Ngắt chiếc lá, bỏ băng giấy đen
- Bước 4: Đun lá trong cồn 90° đến khi sôi
- Bước 5: Rửa sạch lá trong cốc nước ấm
- Bước 6: Nhúng lá vào dung dịch iodine dựng trong đĩa Petri và quan sát sự thay đổi màu sắc trên lá
Lưu ý một số thông tin sau:
+ Đun sôi lá cây thí nghiệm bằng nước cất để ngừng các hoạt động sóng của tế bào.
+ Đun lá trong dung dịch cồn 90°: để tẩy chất diệp lục trong lá.
+ Nhỏ dung dịch iodine vào lá thí nghiệm: nhằm mục đích kiểm tra sự có mặt của tinh bột trong các phần của lá.
Nội dung 2: Phát hiện có sự tạo thành khí oxygen trong quá trình quang hợp
Cô lại tiếp tục hướng dẫn các em làm thí nghiệm chứng minh có sự tạo thành khí oxygen trong quá trình quang hợp. Các em suy nghĩ và trả lời các câu hỏi sau:
+ Nêu các bước tiến hành thí nghiệm?
+ Điều kiện tiến hành thí nghiệm ở hai cốc khác nhau như thế nào?
+ Hiện tượng nào chứng tỏ cành rong đuôi chó thải chất khí? Chất khí đó là gì? Hiện tượng gì xảy ra khi đưa que đóm (còn toàn đỏ) vào miệng ống nghiệm?
+ Nêu hiện tượng, kết quả của thí nghiệm?
+ Khi nuôi cá cảnh trong bể kính người ta thường thả vào bể một số cành rong & cây thủy sinh. Em hãy giải thích ý nghĩa của việc làm đó?
Video trình bày nội dung:
Trong buổi thực hành tại phòng thí nghiệm, các bước thực hành:
- Bước 1: Lấy 2 cành rong đuôi chó cho vào 2 ống nghiệm sao cho phần ngọn rong ở phía dưới đáy ống nghiệm
- Bước 2: Đổ đầy nước vào 2 ống nghiệm, sau đó dùng ngón tay bịt miệng ống nghiệm rồi úp ngược mỗi ống nghiệm vào cốc nước (cốc A, cốc B) sao cho bọt khí không lọt vào
- Bước 3: Để một cốc trong chỗ tối hoặc bọc giấy đen (cốc A), cốc còn lại (cốc B) để ra chỗ nắng
- Bước 4: Sau 6 giờ, nhẹ nhàng rút 2 cành rong ra và bịt kín ống nghiệm, lấy ra khỏi 2 cốc rồi lật ngược lại. Đưa nhanh que đóm còn tàn đỏ vào miệng mỗi ống nghiệm, quan sát hiện tượng xảy ra
Lưu ý một số thông tin:
+ Việc để cốc A ở chỗ tối và cốc B ở chỗ sáng nhằm mục đích kiểm chứng khi không có ánh sáng lá cây sẽ không thực hiện quá trình quang hợp, kết quả sẽ không tạo ra khí oxygen.
+ Hiện tượng có bọt khí xuất hiện chứng tỏ đã có khí tạo ra ở cốc B khi được đặt nơi có ánh sáng.
+ Khi đưa que diêm còn tàn đỏ vào miệng ống nghiệm ở cóc B, que diêm bùng cháy do khí oxygen duy trì sự cháy.
………..
Nội dung video Bài 24: Thực hành chứng minh quang hợp ở cây Xanh còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.