Video giảng Khoa học tự nhiên 7 kết nối bài 30 Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật
Video giảng Khoa học tự nhiên 7 kết nối bài 30 Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 30: TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CHẤT DINH DƯỠNG Ở THỰC VẬT
Xin chào các em học sinh thân mến, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Năng lực nhận thức: Trình bày được các đặc điểm về trao đổi và chất dinh dưỡng ở thực vật.
- Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát và nêu được sự hấp thụ nước và chất khoáng từ môi trường ngoài vào rễ; sự vận chuyển các chất trong cây; quá trình thoát hơi nước ở lá; một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng những kiến thức đã học về sự trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở thực vật vào thực tiễn (ví dụ: giải thích việc tưới nước và bón phân hợp lí cho cây),…
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em trả lời cho cô câu hỏi: Theo em, các chất cần thiết cho cơ thể thực vật (nước, chất khoáng và chất hữu cơ) được vận chuyển như thế nào trong cây?
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1: Tìm hiểu sự hấp thụ nước & chất khoáng từ môi trường ngoài vào rễ
Các em suy nghĩ và trả lời cho cô các câu hỏi sau:
+ Vì sao cây cần nước & chất khoáng?
+ Rễ cây hút nước & muối khoáng được nhờ đâu?
+ Con đường nước & chất khoáng từ đất đi vào mạch gỗ của cây như thế nào?
+ Tại sao sự hút nước & muối khoáng không thể tách rời?
Video trình bày nội dung:
- Ở đa số thực vật, sự hấp thụ nước và chất khoáng của cây diễn ra ở các tế bào lông hút.
- Nước và muối khoáng được hấp thụ nhờ tế bào lông hút của rễ (là tế bào biểu bì của rễ biến dạng), sau đó, nước được vận chuyển qua vỏ rễ rồi đi vào mạch gỗ và tiếp tục vận chuyển lên các bộ phận khác của cây.
- Sơ đồ đường đi của nước vào mạch gỗ của cây: Nước + Chất khoáng hòa tan => Lông hút => Vỏ rễ => Mạch gỗ.
- Sự phát triển của bộ rễ có ảnh hưởng lớn tới quá trình hấp thụ nước và chất khoáng.
Nội dung 2: Tìm hiểu sự vận chuyển các chất trong cây.
+ Em hãy tìm hiểu sự vận chuyển nước và chất khoáng thông qua phân tích kết quả thí nghiệm;
+ Sau đo quan sát hình ảnh & sử dụng kiến thức đã học về quang hợp ở thực vật chỉ ra con đường vận chuyển chất hữu cơ.
Video trình bày nội dung:
- Nước và chất khoáng hòa tan được hấp thụ vào rễ, tiếp tục vận chuyển lên thân và lá cây theo mạch gỗ.
- Chất hữu cơ tổng hợp ở lá được vận chuyển theo mạch rây trong thân và cành đến các nơi cần sử dụng hoặc bộ phận dự trữ của cây (hạt, củ, quả).
Loại mạch | Hướng vận chuyển chủ yếu | Chất được vận chuyển | Nguồn gốc của chất được vận chuyển |
Mạch gỗ | Từ rễ → lá | Nước, chất khoáng | Từ môi trường |
Mạch rây | Từ lá → cơ quan tích lũy, cơ quan cần dùng | Chất hữu cơ | Từ lá tổng hợp được |
Nội dung 3: Qúa trình thoát hơi nước ở lá
Các em hãy suy nghĩ và trả lời cho cô các câu hỏi sau:
+ Tại sao vào những ngày trời nắng, đứng dưới bóng cây lại thấy mát?
+ Nhờ lực hút hay lực đẩy mà quá trình thoát hơi nước qua khí khổng có thể giúp các chất được vận chuyển trong mạch gỗ một cách dễ dàng?
+ Nếu cây không thoát hơi nước thì cây có lấy được khí carbon dioxide không? Vì sao?
+ Em hãy cho biết những vai trò của quá trình thoát hơi nước đối với cây.
Video trình bày nội dung:
1. Hoạt động đóng, mở không khí
- Thoát hơi nước diễn ra chủ yếu qua khí khổng ở lá.
- Quá trình thoát hơi nước qua khí khổng:
+ Khi cây đủ nước => tế bào khí khổng trương nước => căng ra => khí khổng mở rộng => hơi nước thoát ra ngoài nhiều.
+ Khi cây thiếu nước => tế bào khí khổng xẹp xuống => khí khổng khép bớt lại => hơi nước thoát ra giảm đi.
- Độ mở của khí khổng phụ thuộc chủ yếu vào hàm lượng nước trong các tế bào khí khổng còn gọi là tế bào hạt đậu.
2. Ý nghĩa của sự thoát hơi nước ở lá
- Vai trò của thoát hơi nước đối với thực vật và đối với môi trường:
+ Thoát hơi nước là động lực trên của dòng mạch gỗ (dòng đi lên), đóng vai trò như lực kéo giúp dòng nước và chất khoáng vận chuyển trong thân.
+ Khí khổng mở ra cho hơi nước thoát ra đồng thời giúp khí CO2 đi vào lá, cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp và giải phóng khí O2 ra ngoài không khí.
+ Thoát hơi nước giúp điều hòa nhiệt độ cho cây, làm mất không khí xung quanh.
………..
Nội dung video Bài 30: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.