Video giảng Khoa học tự nhiên 7 kết nối bài 35: Thực hành Cảm ứng ở sinh vật
Video giảng Khoa học tự nhiên 7 kết nối bài 35: Thực hành Cảm ứng ở sinh vật. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 35: THỰC HÀNH: CẢM ỨNG Ở SINH VẬT
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Trình bày được cách làm thí nghiệm chứng minh tính cảm ứng (hướng sáng, hướng nước, hướng tiếp xúc) ở thực vật.
- Quan sát, ghi chép và trình bày được kết quả quan sát một số tập tính của động vật.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em quan sát một số hình ảnh của thực vật. Trong 1 phút, các thành viên đội 1 và đội 2 phân loại các cây đó vào 2 nhóm hướng nước và hướng sáng. Nhóm nào ghép đúng, đủ và nhanh nhất sẽ dành chiến thắng và được chọn tên cho nhóm mình đồng thời đặt tên cho nhóm còn lại.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1: Thí nghiệm chứng minh tính hướng nước và hướng sáng của thực vật
Em hãy trình bày thí nghiệm chứng minh tính hướng nước và hướng sáng của thực vật.
Video trình bày nội dung:
1. Thí nghiệm chứng minh tính hướng nước của cây
- Chuẩn bị: 2 chậu đất/ cát giống nhau (nếu sử dụng đất cần lấy đất tơi xốp, nhiều mùn để khi nhổ cây quan sát không bị đứt)
- Tiến hành:
Bước 1: Gieo hạt đỗ vào 2 chậu, tưới nước đủ ẩm.
Bước 2: Theo dõi sự nảy mầm của hạt thành cây có từ 3 đến 5 lá.
Bước 3: Đặt chậu nước có lỗ thủng nhỏ vào trong 1 chậu cây sao cho nước ngấm vào đất không gây ngập úng cây.
Bước 4: Sau 3 đến 5 ngày (kể từ khi đặt chậu nước), nhẹ nhàng nhổ cây ra khỏi chậu quan sát hướng mọc của rễ cây.
- Kết quả: Rễ cây dài ra hướng về phía có nguồn nước.
2. Thí nghiệm chứng minh tính hướng sáng của cây
- Chuẩn bị: 2 chậu đất trồng cây giống nhau; 2 hộp carton không đáy, 1 hộp khoét lỗ phía trên, hộp còn lại khoét phía bên cạnh.
- Tiến hành:
Bước 1: Gieo hạt đỗ vào trong đất, tưới nước đủ ẩm và đợi đến khi hạt nảy mần.
Bước 2: Úp lên mỗi chậu cây 1 hộp carton, đặt trong môi trường ánh sáng tự nhiên.
Bước 3: Sau khoảng từ 3 đến 5 ngày, nhấc hộp carton ra khỏi các chậu cây quan sát hướng của thân cây.
- Kết quả: Thân cây hướng về phía có ánh sáng.
Nội dung 2: Quan sát tính hướng tiếp xúc của cây
Em hãy quan sát hình ảnh hoặc video về tính hướng tiếp xúc của 1 số loài cây như: trầu bà, bầu, bí, trầu không, mồng tơi, …
Video trình bày nội dung:
Tên cây | Loại giá thể | Mô tả | Ý nghĩa |
Cây trầu không | Thân cây cau | Cây trầu không quấn quanh thân cây cau bằng các rễ móc để leo lên cao. | Cây trầu không leo lên thân cây cau sẽ có hiện tượng cảm ứng tiếp xúc giúp cây sinh trưởng nhanh, phát triển tốt, cho năng suất lá cao. |
Cây dưa chuột | Giàn nứa | Tua quấn, thân của cây dưa chuột quấn quanh giàn vươn lên. | Cây dưa chuột leo lên giàn sẽ có hiện tượng cảm ứng tiếp xúc giúp sinh trưởng nhanh, phát triển tốt, cho năng suất quả cao và tiết kiệm diện tích đất trồng. |
Nội dung 3: Quan sát một số tập tính của động vật
Em hãy quan sát video về tập tính của động vật và mô tả các tập tính đó.
Video trình bày nội dung:
Loài động vật | Tập tính | Mô tả | Ý nghĩa |
Chim | Chăm sóc con non | Chim mẹ tìm thức ăn “mớm” cho chim non. | Giúp chim non được bảo vệ và lớn lên khỏe mạnh. |
Hổ | Săn mồi | Hổ bò sát đến gần con mồi, sau đó nhảy lên vồ hoặc rượt đuổi, cắn vào cổ con mồi. | Giúp hổ săn mồi hiệu quả, đảm bảo khả năng sinh tồn trong tự nhiên của hổ. |
………..
Nội dung video Bài 35: Thực hành cảm ứng ở sinh vật còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.