Video giảng Hóa học 11 Cánh diều bài 9 Phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ
Video giảng Hóa học 11 Cánh diều bài 9 Phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 9: PHƯƠNG PHÁP TÁCH BIỆT VÀ TINH CHẾ HỢP CHẤT HỮU CƠ
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Trình bày được nguyên tắc và cách thức tiến hành các phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ: chưng cất, chiết, kết tinh và sơ lược về sắc kí cột.
- Thực hiện được các thí nghiệm về chưng cất thường, chiết
- Vận dụng được các phương pháp: chưng cất thường, chiết, kết tinh để tách biệt và tinh chế một số hợp chất hữu cơ trong cuộc sống
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Theo các em, làm thế nào để thu được ethyl alcohol từ hỗn hợp tạo thành sau khi lên men tinh bột?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. PHƯƠNG PHÁP KẾT TINH
Bây giờ, cô có một vài câu hỏi dành cho cả lớp. Các em hãy suy nghĩ thật kỹ và đưa ra câu trả lời nhé.
- Phương pháp kết tinh dùng để tách biệt và tinh chết những chất hữu cơ ở dạng gì?
- Nêu nguyên tắc của phương pháp kết tinh
- Nêu các bước thực hiện phương pháp kết tinh
Video trình bày nội dung:
- Kết tinh là phương pháp quan trọng để tách biệt và tinh chế những chất hữu cơ ở dạng rắn
- Nguyên tắc: chất rắn tách ra từ dung dịch bão hòa của chất đó khi thay đổi điều kiện hòa tan (dung môi, nhiệt độ)
- Cách thức tiến hành:
+ Hòa tan hỗn hợp chất rắn ở nhiệt độ sôi của dung môi (nước) để tạo dung dịch bão hòa
+ Lọc nóng để loại bỏ phần chất rắn không tan
+ Để nguội phần dung dịch sau khi lọc
+ Lọc lấy chất rắn kết tinh
II. PHƯƠNG PHÁP CHIẾT
Bây giờ các em thảo luận trả lời câu hỏi sau nha:
- Nêu nguyên tắc của phương pháp chiết
- Nêu các bước thực hiện chiết chất từ môi trường rắn (chiết lỏng – rắn)
- Nêu các bước thực hiện chiết chất từ môi trường lỏng (chiết lỏng – lỏng)
Video trình bày nội dung:
- Nguyên tắc: mỗi chất có sự phân bố khác nhau trong hai môi trường không hòa tan vào nhau
- Chiết chất từ môi trường rắn (chiết lỏng – rắn): Ngâm hoặc đun hỗn hợp chất rắn với dung môi thích hợp. Sau đó loại bỏ phần chất rắn không tan, thu lấy ‘‘dịch chiết’’ chứa chất cần phân tích
- Chiết chất từ môi trường lỏng (chiết lỏng – lỏng):
+ Cho dung dịch chứa chất cần chiết vào phễu chiết, thêm dung môi dùng để chiết vào.
+ Lắc đều phễu chiết rồi để yên, hỗn hợp sẽ tách thành hai lớp
+ Mở khóa phễu chiết và lần lượt thu lấy từng lớp chất lỏng riêng biệt.
+ Làm bay hơi dung môi từ dịch chiết để được chất tan cần phân tách
III. PHƯƠNG PHÁP CHƯNG CẤT
Để hiểu sâu hơn về bài học hôm nay, cô muốn các em cùng nhau trả lời những câu hỏi sau đây:
- Em hiểu thế nào về phương pháp chưng cất?
- Nêu nguyên tắc của phương pháp chưng cất
- Nêu cách tiến hành phương pháp chứng cất
Video trình bày nội dung:
- Chưng cất là phương pháp tách và tinh chế quan trọng đối với các chất lỏng.
- Nguyên tắc: dựa vào thành phần các chất khi bay hơi khác với thành phần của chúng có trong dung dịch lỏng
- Cách tiến hành: Gồm 2 giai đoạn bay là hơi và ngưng tụ. Chất lỏng cần tách được chuyển sang pha hơi bằng cách đun nóng, rồi làm lạnh cho hơi ngưng tụ, thu lấy chất lỏng ở khoảng nhiệt độ thích hợp.
IV. PHƯƠNG PHÁP SẮC KÍ
Các em hãy thảo luận và trả lời câu hỏi:
- Em hiểu thế nào về phương pháp sắc kí?
- Cơ sở của phương pháp sắc kí là gì?
- Pha tĩnh là gì?
- Pha động là gì?
- Em hãy nêu cách tiến hành sắc kí cột.
Video trình bày nội dung:
- Phương pháp sắc kí được sử dụng để tách các chất trong hỗn hợp (chẳng hạn các chất màu trong mực in hay trong phẩm nhuộm) một cách hiệu quả
- Cơ sở phương pháp sắc kí dựa trên sự khác nhau về khả năng bị hấp phụ và hòa tan các chất trong hỗn hợp cần tách.
- Pha tĩnh là chất hấp phụ hấp phụ các chất trong hỗn hợp cần tách trên bề mặt của nó
- Pha động là chất lỏng hoặc chất khí đi qua pha tĩnh đã chứa hỗn hợp cần tách sẽ hòa quan và kéo chất tan đi theo
- Người ta hay sử dụng sắc kí cột để phân tách các chất. Cách tiến hành sắc kí cột:
+ Chất hấp phụ được nhồi vào cột hình trụ
+ Cho dung môi thích hợp chảy qua cột
+ Làm bay hơi dung môi từ dung dịch chứa mỗi chất đi ra từ cột sắc kí để thu được chất có độ tinh khiết cao hơn
……………………..
Nội dung video Bài 9 còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.