Slide bài giảng Tin học ứng dụng 11 cánh diều Chủ đề E(ICT) Bài 3: Tạo ảnh động trong GIMP
Slide điện tử Bài 3: Tạo ảnh động trong GIMP. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Tin học ứng dụng 11 Cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 3. TẠO ẢNH ĐỘNG TRONG GIMP
KHỞI ĐỘNG
- GV đặt câu hỏi: Hình 1 minh họa một dãy các lớp ảnh tĩnh trong GIMP. Hình 1a là con bướm với cánh đang dang rộng nhất. Hình 1c là con bướm với cánh gập hẹp lại. Hình 1b và 1d đều là hình nền màu vàng. Hãy chỉ ra sự khác biệt giữa các lớp ảnh này và giải thích cách sử dụng chúng để tạo hiệu ứng
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
Ảnh động, kịch bản và hiệu ứng của ảnh động
Tạo ảnh động với hiệu ứng tự thiết kế trong GIMP
Tạo ảnh động với hiệu ứng có sẵn trong GIMP
Thực hành tạo hiệu ứng cho ảnh động
Luyện tập
Vận dụng
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Ảnh động, kịch bản và hiệu ứng của ảnh động
Thế nào là khung hình của ảnh động ?
Nội dung gợi ý:
- Ảnh động được tạo từ các ảnh tĩnh, gọi là các khung hình của ảnh động.
- Thứ tự các khung hình cùng với thời gian xuất hiện của chúng thể hiện kịch bản tạo ra hiệu ứng kịch bản tạo ra hiệu ứng của ảnh động.
Hoạt động 2: Tạo ảnh động với hiệu ứng tự thiết kế trong GIMP
Các bước tạo ảnh động với hiệu ứng tự thiết kế trong GIMP ?
Nội dung gợi ý:
Bước 1. Chuẩn bị ảnh tĩnh cho ảnh động
Bước 2. Xây dựng kịch bản cho hiệu ứng của ảnh động
Bước 3. Xuất ảnh động
Hoạt động 3: Tạo ảnh động với hiệu ứng có sẵn trong GIMP
Các bước tạo ảnh động với hiệu ứng có sẵn trong GIMP ?
Nội dung gợi ý:
Bước 1. Chuẩn bị ảnh tĩnh cho ảnh động
- Tạo tệp ảnh mới.
- Thực hiện lệnh File\Open as Layers để mở các ảnh tĩnh dưới dạng các lớp ảnh.
Bước 2. Xây dựng kịch bản cho hiệu ứng của ảnh động
- Thực hiện lệnh Filters\Animation rồi chọn tên một hiệu ứng.
- Thực hiện lệnh Filters\Animation\Optimize (for GIF) để gắn thời gian cho các khung hình (nếu cần).
- Tăng thời gian cho một khung hình bằng cách nháy đúp chuột vào khung hình đó để sửa lại thời gian (nếu cần).
Bước 3. Xuất ảnh động
Hoạt động 4: Thực hành tạo hiệu ứng cho ảnh động
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH
Câu 1: Ảnh động là gì?
A. Các khung hình trong ảnh tĩnh.
B. Các hình ảnh chuyển động.
C. Các hình ảnh tĩnh.
D. Các hình ảnh động vật.
Câu 2: Các khung hình trong ảnh động được gọi là gì?
A. Ảnh tĩnh.
B. Khung hình tĩnh.
C. Đối tượng trong ảnh.
D. Hiệu ứng tự thiết kế.
Câu 3: Khi nào nội dung trong ảnh động thay đổi liên tục và tạo ra cảm giác đối tượng chuyển động?
A. Khi các khung hình xuất hiện trong khoảng thời gian xác định.
B. Khi các khung hình được chuẩn bị độc lập.
C. Khi kịch bản hoạt động của đối tượng được thể hiện qua các khung hình.
D. Khi ảnh động được tạo bằng GIMP.
Câu 4: Sự sai khác lớn giữa hai khung hình liên tiếp trong ảnh động sẽ dẫn đến hiện tượng gì?
A. Chuyển động mềm mại.
B. Hiệu ứng tự thiết kế.
C. Chuyển động giật.
D. Đối tượng trong ảnh không di chuyển.
Câu 5: Lệnh nào được sử dụng để xuất ảnh động trong GIMP?
A. File\Open As Layers.
B. Filters Animation\Playback.
C. File\Export As.
D. Filters Animation\Export Image.
Nội dung gợi ý:
Câu 1: B
Câu 2: B
Câu 3: C
Câu 4: C
Câu 5: C
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- GV giao nhiệm vụ về nhà cho HS hoàn thành bài tập Vận dụng SGK trang 105: Hãy tạo một ảnh động với hiệu ứng tự thiết kế để mô phỏng hoạt động của một đối tượng hoặc hiện tượng nào đó. Bạn có thể chọn hoặc sáng tạo hiệu ứng cho ảnh động, chẳng hạn như hiệu ứng lắc lư của con lật đật như được minh họa trong Hình 13.