Slide bài giảng tiếng Việt 2 cánh diều Bài 8 Bài đọc 2 Những cây sen đá

Slide điện tử Bài 8 Bài đọc 2 Những cây sen đá. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 2 Cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

CHỦ ĐIỂM 2: EM ĐI HỌC

BÀI 8: EM YÊU THẦY CÔ

BÀI VIẾT 1 : CHÍNH TẢ - TẬP VIẾT

 

KHỞI ĐỘNG

GV giới thiệu trực tiếp vào bài học

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Nghe – viết
  • Chọn chữ hoặc vần phù hợp với ô trống rồi giải câu đố
  • Tập viết chữ G
  • Luyện tập
  • Vận dụng

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Nghe – viết

Em hãy nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác đoạn thơ Nghe thầy đọc thơ.

Nội dung ghi nhớ:

+ Về nội dung: Đoạn thơ nói về một cậu học trò nghe thầy giáo đọc thơ về những hình ảnh gần gũi, thân thương.

+ Về hình thức: Thể thơ lục bát, một câu 6, một câu 8 tiếp nói. Chữ đầu mỗi dòng viết hoa. Chữ đầu dòng 6 lùi vào 3 ô li tính từ lề vở, chữ đầu dòng 8 lùi vào 1,5 ô li tính từ lề vở.

2. Chọn chữ hoặc vần phù hợp với ô trống rồi giải câu đố

BT (2): Chọn chữ hoặc vần phù hợp với ô trống rồi giải câu đố

a. Chữ r, d hay gi?

 

Thân hình vuông vức

□ẻo như kẹo dừa

□ấy, vở □ất ưa

Có em là sạch.

(Là cái gì?)

b. Vần uôn hay uông?

Đầu đuôi v□ vắn như nhau,

Thân chia nhiều đốt rất mau, rất đều,

Tính tình chân thực đáng yêu

M□’ biết dài ngắn, mọi điều có em.

(Là cái gì?)

Nội dung ghi nhớ:

a) Chữ rd hay gi?

Thân hình vuông vức

Dẻo như kẹo dừa,

Giấy, vở rất ưa

Có em là sạch.

(Là cái gì?)

b) Vần uôn hay uông?

Đầu đuôi vuông vắn như nhau,

Thân chia nhiều đốt rất mau, rất đều,

Tính tình chân thực đáng yêu

Muốn biết dài ngắn, mọi điều có em.

(Là cái gì?)

BT (3): Chọn tiếng trong ngoặc đơn phù hợp với ô trống

a. (rao, dao, giao)

con □

□ việc

tiếng □

□ lưu

b. (buồn, buồng)

□ chuối

□ bã

vui □

□ cau

Nội dung ghi nhớ:

a) (rao, dao, giao)

con dao

giao việc

tiếng rao

giao lưu

b) (buồn, buồng)

buồng chuối

buồn bã

vui buồn

buồng cau

3. Tập viết chữ G

3.1. Quan sát mẫu chữ hoa G

Em hãy quan sát và nhận xét về mẫu chữ G.

Nội dung ghi nhớ:

+ Quan sát mẫu chữ G: chữ viết hoa G  gồm 2 phần: nét thắt phối hợp với nét móc gần giống chữ C hoa và nét khuyết dưới.

+ Quan sát cách viết chữ hoa G trên màn hình:

  • Nét 1: viết tương tự như chữ C hoa, nhưng không có nét lượn xuống ở cuối mà dừng lại ở giao điểm giữa đường kẻ ngang 3 và đường kẻ dọc 5.
  • Nét 2: từ điểm kết thúc nét 1, viết tiếp nét 2 (nét khuyết dưới). Điểm dưới cùng của nét khuyết cách đường kẻ ngang 1 là 3 đơn vị. Điểm dừng bút là giao điểm giữa dòng kẻ ngang 2 và dòng kẻ dọc 6.

4.2. Quan sát cụm từ ứng dụng

Em hãy nêu ý nghĩa của cụm từ ứng dụng: Giữ gìn vệ sinh thật tốt.

Nội dung ghi nhớ:

  • Chữ cái có độ cao 4 li: G.
  • Những chữ cái có độ cao 2,5 li: g, h.
  • Chữ có độ cao 1,5 li: t.
  • Những chữ còn lại có độ cao 1 li: i, ư, n, s, â, ô.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1: Từ nào sau đây viết đúng chính tả?

A. Quanh nhà  B. Mái trèo  C. Con xông  D. Buồn cau

Câu 2: Từ nào sau đây viết đúng chính tả?

A. Bâng khuâng  B. Lăm xưa  C. Tàu rừa  D. Cơn mua

Câu 3: Từ nào sau đây viết sai chính tả?

A. con dao  B. giao việc  C. tiếng dao  D. giao lưu

Câu 4: Từ nào sau đây viết sai chính tả?

A. buồng chuối  B. buồn bã  C. vui buồn  D. buồn cau

Gợi ý đáp án:

Câu hỏi

1

2

3

4

Đáp án

A

A

C

D

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Em hãy đặt 1 - 2 câu với từ có chứa vần uôn hoặc uông.