Slide bài giảng tiếng Việt 2 cánh diều Bài 3 Bài viết 1 Chính tả - Tập viết
Slide điện tử Bài 3 Bài viết 1 Chính tả - Tập viết. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 2 Cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON
BÀI 3: BẠN BÈ CỦA EM
BÀI VIẾT 1: CHÍNH TẢ - TẬP VIẾT
KHỞI ĐỘNG
GV giới thiệu trực tiếp vào bài viết 1: Chính tả - tập viết
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Tập chép
- Điền chữ: g hoặc gh (BT 2)
- Viết vào vở những chữ cái còn thiếu trong bảng chữ cái (BT 3)
- Viết chữ B hoa
- Luyện tập
- Vận dụng
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Tập chép
+ Tên bài Ếch con và bạn được viết ở vị trí nào?
+ Bài có mấy dòng thơ? Mỗi dòng có mấy chữ? Chữ đầu câu viết như thế nào?
Nội dung ghi nhớ:
+ Tên bài Ếch con và bạn được viết ở giữa trang vở
+ Bài có 8 dòng. Mỗi dòng 5 chữ. Chữ đầu câu viết hoa.
- HS chú ý viết đúng các từ ngữ khó, VD: xuống nước, xoe tròn, reo lên, lẳng lặng, giống nhau,...
2. Điền chữ: g hoặc gh (BT 2)
Em hãy nhắc lại quy tắc chính tả g và gh.
Bài tập 2: Chọn chữ phù hợp với ô trống: g hay gh?
Nội dung ghi nhớ:
HS nhắc lại quy tắc chính tả g và gh: gh + e, ê, i; g + a, o, ô, ơ, u, ư.
gà trống – tiếng gáy – ghi nhớ – cái gối.
3. Viết vào vở những chữ cái còn thiếu trong bảng chữ cái (BT 3)
Em hãy đọc trong vở Luyện viết 2 các tên chữ cái ở cột 3, viết vào cột 2 những chữ cái tương ứng.
Nội dung ghi nhớ:
10 chữ cái cuối cùng trong bảng chữ cái: p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y.
4. Viết chữ B hoa
4.1. Quan sát và nhận xét
Chữ B hoa cao mấy li, viết trên mấy đường kẻ ngang (ĐKN)? Được viết bởi mấy nét?
Nội dung ghi nhớ:
Chữ B hoa cao 5 li, viết trên 6 ĐKN. Được viết bởi 2 nét.
+ Nét 1: Gần giống nét móc ngược trái nhưng phía trên hơi lượn sang phải, đầu móc cong vào phía trong.
+ Nét 2: Kết hợp của 2 nét cơ bản (cong trên và cong phải) nối liền nhau, tạo vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ.
+ Nét 1: Đặt bút trên ĐK 6, hơi lượn bút sang trái viết nét móc ngược trái (đầu móc cong vào phía trong); dừng bút trên ĐK 2.
+ Nét 2: Từ điểm dừng của nét 1, lia bút lên ĐK 5 (bên trái nét móc) viết tiếp nét cong trên và cong phải liền nhau, tạo vòng xoắn nhỏ gần giữa thân chữ (dưới ĐK 4); dừng bút ở khoảng giữa ĐK 2 và ĐK 3. Chú ý: Nét cong cần lượn đều và cân đối, nửa cong dưới vòng sang bên phải rộng hơn nửa cong trên.
4.2. Viết câu ứng dụng
Em hãy viết câu sau: Bạn bè giúp đỡ nhau.
+ Chữ B hoa (cỡ nhỏ) và b, g, h cao mấy li? Chữ p, đ cao mấy li? Những chữ còn lại (a, n, e, i, u, ơ, u) cao mấy li?
+ Cách đặt dấu thanh.
Nội dung ghi nhớ:
+ Độ cao của các chữ cái: Chữ B hoa (cỡ nhỏ) và b, g, h cao 2,5 li. Chữ p, đ cao 2 li. Những chữ còn lại cao 1 li.
+ Cách đặt dấu thanh: Dấu nặng đặt dưới chữ a. Dấu huyền đặt trên chữ e.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Từ nào sau đây viết đúng chính tả?
A. xoe chòn B. deo lên C. con ếch D. rống nhau
Câu 2: Từ nào sau đây viết đúng chính tả?
A. hạt ghạo B. ghà ghô C. con ghẹ D. gé thăm
Câu 3: Từ nào sau đây viết đúng chính tả?
A. cái gháo B. ghỡ rối C. cái ghế D. gép nối
Câu 4: Chữ nào sau đây đọc là “ích-xì”?
A. x B. s C. r D. v
Câu 5: Chữ nào sau đây đọc là “pê”?
A. q B. p C. y D. b
Gợi ý đáp án:
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | C | C | C | A | B |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Em hãy học thuộc lòng bảng chữ cái trên.