Slide bài giảng tiếng Việt 2 cánh diều Bài 34 Bài đọc 1 Bóp nát quả cam
Slide điện tử Bài 34 Bài đọc 1 Bóp nát quả cam. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 2 Cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 34 : THIẾU NHI ĐẤT VIỆT
BÀI ĐỌC 1: BÓP NÁT QUẢ CAM
A. KHỞI ĐỘNG
- GV giới thiệu bài học: Truyện Bóp nát quả cam kể về một anh hùng thiếu niên đánh giặc cứu nước. Đó là Trần Quốc Toản. Trần Quốc Toản sống cách chúng ta hơn 700 năm. Là em của Trần Nhân Tông, khi đất nước có giặc, Quốc Toản còn nhỏ tuổi nhưng đã lập được một đội quân, dũng cảm tham gia trận chiến, laaoj nhiều chiến công, góp phần cùng quân và dân nhà Trần chiến thắng giặc Nguyên.
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM:
- Đọc thành tiếng
- Đọc hiểu
- Luyện tập
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc thành tiếng
- GV đọc mẫu bài đọc:
+ Đọc trơn bài, phát âm đúng các từ ngữ, ngắt nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
+ Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện, lời các nhân vật.
- GV yêu cầu HS đọc mục chú giải từ ngữ khó: giặc Nguyên, Trần Quốc Toản, vương hầu.
Hoạt động 2: Đọc hiểu
+ HS1 (Câu 1): Giặc Nguyên có âm mưu gì đối với nước ta?
+ HS2 (Câu 2): Quốc Toản quyết gặp vua để làm gì?
+ HS3 (Câu 3): Nhà vua khen và ban thưởng cho Quốc Toản như thê nào?
+ HS4 (Câu 4): Chi tiết Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam nói lên điêu gì?
Nội dung ghi nhớ:
+ Câu 1: Giặc Nguyên cho sứ thân sang nước ta, giả vờ mượn đường để xâm chiếm.
+ Câu 2: Quốc Toản quyết gặp vua đe xin vua cho đánh vì cho giặc mượn đường là mất nước.
+ Câu 3: Nhà vua khen Quốc Toản còn trẻ đã biết lo việc lớn, rồi ban cho Quốc Toản một quả cam.
+ Câu 4: Chi tiết đó nói lên lòng căm giận quân giặc của Quốc Toản. Quốc Toản chỉ nghĩ đến đất nướcc đang bị quân giặc giày xéo, lòng đầy căm hận, vô tình bóp nát quả cam.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- GV mời 2 HS đọc yêu cầu 2 bài tập:
+ HS1 (Câu 1): Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm:
a. Nhà vua họp bàn việc nước ở dưới thuyền rồng.
b. Sáng nay, Trần Quốc Toản quyết đến gặp vua.
c. Vừa lúc ấy, vua cùng các vương hầu bước ra.
+ HS2 (Câu 2): Hãy nói lời ngạc nhiên, thán phục của em khi đọc câu chuyện trên.