Slide bài giảng tiếng Việt 2 cánh diều Bài 26 Bài đọc 1 Hươu cao cổ

Slide điện tử Bài 26 Bài đọc 1 Hươu cao cổ. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 2 Cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 26: MUÔN LOÀI CHUNG SỐNG

BÀI ĐỌC 1: HƯƠU CAO CỔ

KHỞI ĐỘNG

- GV giới thiệu bài học: Mở đầu chủ điểm Muôn loài chung sống, các em sẽ làm quen với một loài thú hoang dã sống chủ yếu ở Châu Phi, có chiều cao không loài nào sánh kịp – đó là hươu cao cổ. 

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Đọc thành tiếng
  • Đọc hiểu
  • Luyện tập

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

Em hãy giải nghĩa những từ ngữ khó trong bài: bất tiện, tranh giành. 

Nội dung ghi nhớ:

+ Bất tiện: không thuận lợi.

+ Tranh giành: tranh nhau để giành lấy.  

Hoạt động 2: Đọc hiểu

+ Câu 1: Hươu cao cổ cao như thế nào?

+ Câu 2: Chiều cao của hươu cao cổ có gì thuận lợi và có gì bất tiện?

+ Câu 3: Hươu cao cổ sống với các loài vật khác như thế nào? 

Nội dung ghi nhớ:

+ Câu 1: Con hươu cao cổ cao nhất cao tới gần 6 mét, có thể ngó được vào cửa sổ tầng hai của một ngôi nhà.

+ Câu 2: Thuận tiện: Chiếc cổ dài của hươu cao cổ giúp hươu với tới những cành lá trên cao và cũng dễ phát hiện kẻ thù. Bất tiện: Khi muốn cúi xuống thấp, hươu phải xoạc hai chân trước thật rộng mới cúi được đầu xuống vũng nước để uống.

+ Câu 3: Hươu cao cổ không bao giơ tranh giành thức ăn hay nơi ở với bất kì loài vật nào. Trên đồng cỏ, hươu cống hoà bình với nhiều loài thú ăn cỏ khác như linh dương, đà điểu, ngựa vằn. 

Hoạt động 3: Luyện tập

+ Câu 1: Dấu câu nào phù hợp với ô trống: dấu chấm hay dấu phẩy. 

Hươu cao cổ rất hiền lành ? nó sống hòa bình ? thân thiện với nhiều loài vật ăn cỏ khác. 

+ Câu 2: Em cần đặt dấu phẩy còn thiếu vào những chỗ nào trong đoạn văn sau: 

Một năm, Trời làm hạn hán, cây cỏ chim chóc muông thú đều khát nước. Cóc cùng các bạn cua ong cáo gấu và cọp quyết định lên thiên đình kiện Trời. Cuối cùng, Trời phải cho mưa xuống khắp trần gian. 

+ Dấu phẩy trong các bài tập trên có tác dụng gì?

Nội dung ghi nhớ:

+ Câu 1: Hươu cao cổ rất hiền lành. Nó sống hòa bình, thân thiện với nhiều loài vật ăn cỏ khác. 

+ Câu 2: Một năm, Trời làm hạn hán, cây cỏ, chim chóc, muông thú đều khát nước. Cóc cùng các bạn cua, ong, cáo, gấu và cọp quyết định lên thiên đình kiện Trời. Cuối cùng, Trời phải cho mưa xuống khắp trần gian. 

+ Dấu phẩy trong các bài tập trên có tác dụng ngăn cách các từ ngữ trong phần liệt kê; làm cho câu văn dễ hiểu, dễ đọc.