Slide bài giảng tiếng Việt 2 cánh diều Bài 22 Kể chuyện "Chiếc rễ đa tròn"

Slide điện tử Bài 22 Kể chuyện "Chiếc rễ đa tròn". Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 2 Cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 22: CHUYỆN CÂY, CHUYỆN NGƯỜI

KỂ CHUYỆN “CHIẾC RỄ ĐA TRÒN” (1 tiết)

KHỞI ĐỘNG

- GV giới thiệu bài học: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ luyện tập kể lại từng đoạn của câu chuyện Chiếc rễ đa tròn: hiểu và nói được về tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi, tình cảm của Bác Hồ với mỗi vật xung quanh.

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Kể lại từng đoạn câu chuyện Chiếc rễ đa tròn theo tranh (Bài tập 1)
  • Nói về tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi, với mỗi vật xung quanh

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Kể lại từng đoạn câu chuyện Chiếc rễ đa tròn theo tranh (Bài tập 1)

Quan sát và mô tả các tranh sau:

BÀI 22: CHUYỆN CÂY, CHUYỆN NGƯỜIKỂ CHUYỆN “CHIẾC RỄ ĐA TRÒN” (1 tiết)BÀI 22: CHUYỆN CÂY, CHUYỆN NGƯỜIKỂ CHUYỆN “CHIẾC RỄ ĐA TRÒN” (1 tiết)

Nội dung ghi nhớ:

• Tranh 1: Chú cần vụ nghe lời Bác, xới đất để vùi chiếc rễ đa.

• Tranh 2: Bác Hồ hướng dẫn chú cuộn chiếc rễ thành vòng tròn, đóng hai cái cọc xuống đất, buộc chiếc rễ tựa nó vào hai cái cọc, rồi mới vùi 2 đầu rễ xuống đất.

• Tranh 3: Rễ cây bén đất, nhiều năm sau, lớn lên thành cây đa con có vòng lá tròn, thiếu nhi rất thích chui qua chui lại vòng lá ấy.

Hoạt động 2: Nói về tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi, với mỗi vật xung quanh

Dựa vào câu chuyện Chiếc rễ đa tròn, đặt 1-2 câu về:

a. Tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi 

b. Tình cảm của Bác Hồ với mỗi vật xunh quanh. 

Nội dung ghi nhớ:

+ Về tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi: Bác Hồ muốn quan tâm đến thiếu nhi. / Bác Hồ luôn mong muốn làm những điều tốt đẹp nhất cho thiếu nhi. / Bác Hồ làm gì cũng nghĩ đến thiếu nhi. / Bác Hồ trông cái rễ cây cũng nghĩ cách uốn cái rễ hình vòng tròn để cây lớn lên sẽ thành chỗ vui chơi cho các cháu thiếu nhi. / ... 

+ Về tình cảm của Bác Hồ với mỗi vật xung quanh: Bác Hồ thương cây cối, thương chiếc rễ đa, muốn trồng cái rễ xuống đất cho nó sống lại. / Bác yêu thương mọi người, mọi vật. / Một chiếc rễ đa rơi xuống đất, Bác cũng muôn trồng cho rễ mọc thành cây. / ...

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1: Cây đa trong câu chuyện được trồng ở đâu?
A. Ở giữa làng
B. Ở cổng làng
C. Ở đầu sông
D. Ở bờ ao

Câu 2: Vì sao chiếc rễ đa lại có hình tròn?
A. Vì nó lớn lên theo vòng tròn
B. Vì nó bị uốn cong bởi gió
C. Vì có người dân làng uốn thành vòng tròn
D. Vì rễ đa tự uốn theo hình dạng tự nhiên

Câu 3: Ai là người phát hiện ra chiếc rễ đa tròn?
A. Một cụ già trong làng
B. Một em bé
C. Một khách du lịch
D. Một bác nông dân

Câu 4: Chiếc rễ đa tròn có ý nghĩa gì với dân làng?
A. Là biểu tượng của sự đoàn kết
B. Là nơi nghỉ ngơi cho khách qua đường
C. Là kỷ niệm từ bao đời nay
D. Là dấu hiệu của sự bình yên

Câu 5: Mọi người trong làng có phản ứng như thế nào với chiếc rễ đa tròn?
A. Họ tự hào và thường kể lại cho con cháu
B. Họ bỏ qua và không để ý đến
C. Họ thấy phiền vì nó chắn đường
D. Họ muốn chặt bỏ nó