Slide bài giảng tiếng Việt 2 cánh diều Bài 22 Bài đọc 2 Chiếc rễ đa tròn

Slide điện tử Bài 22 Bài đọc 2 Chiếc rễ đa tròn. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 2 Cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 22: CHUYỆN CÂY, CHUYỆN NGƯỜI

BÀI ĐỌC 2: CHIẾC RỄ ĐA TRÒN (2 tiết)

KHỞI ĐỘNG

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa và giới thiệu bài học: Bác Hồ luôn quan tâm và yêu thương mọi người, mọi vật. Bài đọc Chiếc rễ đa tròn các em học hôm nay kể về tỉnh cảm của Bác với một chiếc rễ đa. Chiếc rễ đa bị rơi xuống đất. Bác đã làm gì để chiếc rễ đa mọc thành cây, để cái cây mọc lên từ rễ đa ấy mang lại niềm vui cho thiếu nhi?

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Đọc thành tiếng
  • Đọc hiểu
  • Luyện tập 

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

Hãy giải nghĩa các từ ngữ khó: tần ngần, cần vụ, thắc mắc. 

Nội dung ghi nhớ:

+ Tần ngần: đang mải suy nghĩ, chưa biết nên làm thế nào. 

+ Cần vụ: người đang làm công việc chăm sóc, phục vụ lãnh đạo.

+ Thắc mắc: có điều chưa hiểu, cần hỏi. 

Hoạt động 2: Đọc hiểu

+ Câu 1: Khi thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất, Bác Hồ nói gì với chú cần vụ?

+ Câu 2: Vì sao Bác Hồ phải hướng dẫn chú cần vụ trồng lại chiếc rễ đa?

+ Câu 3: Về sau, chiếc rễ đa ấy trở thành một cây đa thế nào?

+ Câu 4: Các bạn nhỏ vào thăm vườn Bác thích chơi trò gì bên cây đa ấy? 

+ Qua câu chuyện, em hiếu điều gi? Em học được gì ở Bác Hồ về thái độ với mỗi vật xung quanh? 

Nội dung ghi nhớ:

+ Câu 1: Khi thay chiếc rễ đa nằm trên mặt đất, Bác Hồ bảo chú cần vụ cuốn chiếc rễ lại, rồi trồng cho nó mọc tiếp.

+ Câu 2: Bác Hồ phải hướng dẫn chú cần vụ trồng lại chiếc rễ đa vì chú cần vụ chỉ định vùi chiếc rễ đa xuống đất. Bác hướng dẫn chú trồng lại để có một cây đa mọc vòng tròn, sau này, làm chỗ chơi cho thiếu nhi. 

+ Câu 3: Về sau, chiếc rễ đa ấy trở thành một cây đa con có vòng lá tròn lớn.

+ Câu 4: Các bạn nhỏ vào thăm vườn Bác thích chơi trò chui qua chui lại vòng lá tròn được tạo nên từ chiếc rễ đa.

+ Qua câu chuyện, em hiểu Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi. Bác luôn mong muốn trồng chiếc rễ đa xuống đất cho nó sống lại.

Hoạt động 3: Luyện tập 

+ Câu 1: Hãy nói lại cách trồng chiếc rễ đa theo lời hướng dẫn của Bác Hồ.

a. Cuộn chiếc rễ đa.

b. Đóng hai cái cách xuống đất.

c. Buộc….

d. Vùi….

+ Câu 2: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Khi nào?

a. Sau khi tập thể dục, Bác Hồ đi dạo quanh trong vườn.

b. Nhiều năm sau, chiếc rễ đa đã thành một cây đa con. 

c. Lúc đó, mọi người mới hiểu ý của Bác Hồ. 

Nội dung ghi nhớ:

+ Câu 1: 

a. Cuộn chiếc rễ đa thành vòng tròn. 

      Bạn hãy cuộn chiếc rễ đa thành vòng tròn. 

b. Đóng hai cái cọc xuống đất.

    Hãy đóng hai cái cọc xuống đất.

c. Buộc 2 đầu cái rễ đa tựa vào hai cái cọc. 

    Sau đó buộc mỗi đầu cái rễ đa tựa vào một cái cọc. 

d. Vùi hai đầu rễ xuống đất.

     Rồi vui hai đầu rễ xuống đất. 

+ Câu 2: 

a. Sau khi tâp thể dục, Bác Hồ đi dạo trong vườn. -> Bác Hồ đi dạo trong vườn khi nào?

b. Nhiều năm sau, chiếc rễ đa thành một cây đa con. -> Khi nào chiếc rễ đa thành một cây đa con?

c) Lúc đó, mọi người mới hiểu ý của Bác Hồ. -> Khi nào mọi người mới hiểu ý của Bác Hồ?

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1: Chiếc rễ đa tròn được tìm thấy ở đâu?
A. Trong rừng sâu
B. Bên dòng sông
C. Dưới gốc cây đa già
D. Trên đỉnh núi

Câu 2: Chiếc rễ đa tròn có hình dáng như thế nào?
A. Thẳng dài
B. Uốn cong tròn
C. Vuông vắn
D. Nhỏ mỏng

Câu 3: Rễ đa tròn có ý nghĩa gì đối với người dân trong làng?
A. Là nơi để vui chơi
B. Là vật trang trí đẹp mắt
C. Là biểu tượng của sự bền bỉ và gắn bó
D. Là chỗ trú mưa

Câu 4: Mọi người trong làng thường làm gì dưới gốc cây đa?
A. Tụ họp, trò chuyện
B. Trồng thêm cây
C. Bán hàng
D. Tập thể dục

Câu 5: Bài "Chiếc rễ đa tròn" gợi nhắc đến điều gì?
A. Sự phát triển của thiên nhiên
B. Tình cảm thân thiết của làng quê
C. Sự thay đổi của thời tiết
D. Sự thay đổi của công nghệ