Slide bài giảng tiếng Việt 2 cánh diều Bài 22 Bài đọc 1 Mùa lúa chín
Slide điện tử Bài 22 Bài đọc 1 Mùa lúa chín. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 2 Cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 22: CHUYỆN CÂY, CHUYỆN NGƯỜI
BÀI ĐỌC 1: MÙA LÚA CHÍN
KHỞI ĐỘNG
- GV giới thiệu bài học: Mở đầu chủ điểm Chuyện cây, chuyện người, các em sẽ học bài thơ Mùa lúa chín. Đây là một bài thơ rất hay của nhà thơ Nguyễn Khoa Đăng. Bài thơ đã được nhạc sĩ Bùi Đình Thảo phổ nhạc thành bài hát Em đi giữa biển vàn mà các em vừa được nghe.
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Đọc thành tiếng
- Đọc hiểu
- Luyện tập
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc thành tiếng
Hãy giải nghĩa các từ ngữ khó: tơ kén, ri đá.
Nội dung ghi nhớ:
+ Tơ kén: sợi tơ con tằm nhả ra để tạo thành tổ kén, màu vàng.
+ Ri đá: loài chim sẻ mỏ ngắn, mình nhỏ, lông màu nâu sẫm.
Hoạt động 2: Đọc hiểu
+ Câu 1: Ở khổ thơ 1, đồng lúa chín được so sánh với những gì?
+ Câu 2: Tìm một hình ảnh đẹp ở khổ thơ 2.
+ Câu 3: Những câu thơ nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân?
+ Câu 4: Những từ ngữ nào ở khổ thơ cuối thể hiện niềm vui của bạn nhỏ khi đi giữa đồng lúa chín?
+ Qua bài thơ, em hiểu điều gì?
Nội dung ghi nhớ:
+ Câu 1: Ở khổ thơ 1, đồng lúa chín được so sánh với một biển vàng, tơ kén.
+ Câu 2: Một hình ảnh đẹp ở khổ thơ 2: Lúa biết đi/chuyện rầm rì /rung rinh sóng.
+ Câu 3: Những câu thơ ở khổ thơ 3 nói về nỗi vất vả của người nông dân: Bông lúa quyện /Trĩu bàn tay /Như đựng đầy /Mưa, gió, nắng / Như đeo nặng /Giọt mồ hôi /Của bao người /Nuôi lớn lúa.
+ Câu 4: Những từ ngừ ở khổ thơ cuối thể hiện niềm vui của bạn nhỏ khi đi giữa đồng lúa chín: Bạn nhỏ đi giữa biến vàng, nghe như đồng lúa mênh mang đang cất lên tiếng hát.
+ Bài thơ ngợi ca vẻ đẹp của đồng lúa chín, ngợi ca lao động vât vả của những người nông dân đã nuôi lớn cây lúa, làm nên mùa lúa chín.
Hoạt động 3: Luyện tập
+ Câu 1: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp:
a. Từ ngữ chỉ nơi trồng lúa. M: cánh đồng.
b. Từ ngữ chỉ hoạt động liên quan đến cây lúa. M: cấy.
c. Từ ngữ chỉ sản phẩm từ cây lúa, M: gạo.
+ Câu 2: Đặt câu với một trong các từ ngữ trên.
Nội dung ghi nhớ:
+ Câu 1:
• Từ ngừ chỉ nơi trồng lúa: cánh đồng, nương, rẫy.
• Từ ngữ chỉ hoạt động liên quan đến cây lúa: cấy, gặt, đập, gánh.
• Từ ngữ chỉ sản phẩm từ cây lúa: gạo, thóc.
+ Câu 2:
• Cánh đồng lúa rộng mênh mông. / Trên cánh đồng, người dân tấp nập cày cấy.
• Bác nông dân cấy lúa./Cô chú tôi đang đập lúa trên sân./ Mẹ em gánh thóc về làng.
+ Hạt thóc chắc, mẩy, vàng ươm./ Hạt gạo nuôi sống con người.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Mùa lúa chín thường xuất hiện vào thời điểm nào trong năm?
A. Đầu năm
B. Giữa năm
C. Cuối năm
D. Mùa thu
Câu 2: Cánh đồng lúa chín có màu sắc gì đặc trưng?
A. Xanh
B. Vàng
C. Nâu
D. Đỏ
Câu 3: Khi lúa chín, người nông dân thường làm gì?
A. Trồng thêm cây mới
B. Thu hoạch lúa
C. Tưới thêm nước
D. Làm cỏ
Câu 4: Hình ảnh cánh đồng lúa chín thường mang lại cảm giác gì?
A. Buồn bã
B. Vui tươi, no ấm
C. Lo lắng
D. Hồi hộp
Câu 5: Mùa lúa chín có ý nghĩa gì đối với người nông dân?
A. Đánh dấu kết thúc mùa vụ
B. Chuẩn bị cho mùa vụ mới
C. Đem lại niềm vui vì thành quả lao động
D. Tăng thêm việc làm