Slide bài giảng tiếng Việt 2 cánh diều Bài 21 Bài đọc 1 Tiếng vườn
Slide điện tử Bài 21 Bài đọc 1 Tiếng vườn. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 2 Cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 21: LÁ PHỔI XANH
BÀI ĐỌC 1: TIẾNG VƯỜN
KHỞI ĐỘNG
- GV giới thiệu bài học: Chủ điểm Lá phổi xanh sẽ giúp các em mở rộng hiểu biết về vai trò, tác dụng của cây xanh đối với con người, với Trái Đất của chúng ta. Bài đọc mở đầu là bài văn miêu tả Tiếng vườn, nói về vẻ đẹp của các loài cây, hương thơm của các loài hoa và hoạt động của những con vật trong vườn, tạo nên những dâu hiệu báo mùa xuân đến.
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Đọc thành tiếng
- Đọc hiểu
- Luyện tập
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc thành tiếng
Nêu bố cục của bài đọc.
Nội dung ghi nhớ:
+ Đoạn 1: từ đầu đến “thu nhỏ”.
+ Đoạn 2: tiếp theo đến “lộc biếc”
+ Đoạn 3: đoạn còn lại.
Hoạt động 2: Đọc hiểu
+ Câu 1: Trong vườn có những cây nào nở hoa?
+ Câu 2: Có những con vật nào bay đến vườn cây?
+ Câu 3: Theo em hiểu, những gì đã tạo nên tiếng gọi của vườn? Chọn ý đúng nhất?
a. Tiếng các loài hoa khoe sắc đẹp.
b. Tiếng hót cuat các loài chim và tiếng bầy ong đập cánh.
Nội dung ghi nhớ:
+ Câu 1: Trong vườn có nhiều loài cây nở hoa: cây muỗm, cây nhài, cây bưởi. Cây muỗm khoe chùm hoa mới, tua tủa trổ thẳng lên trời. /Hoa nhài trắng xoá, hương ngạt ngào./Từng chùm hoa bưởi, cánh trắng, có nhũng tua nhị vàng giữa lòng hoa./ Những tán xoan chưa nở hoa nhưng đã vỡ oà ra những chùm lộc biếc.
+ Câu 2: Có những con vật bay đên vườn cây: Chim vành khuyên lích chích tìm sâu trong bụi chanh. / Những cánh ong mật quay tít trên chùm hoa bưởi. / Đàn chào mào ríu rít trên các cành xoan.
+ Câu 3: Đáp án c.
Hoạt động 3: Luyện tập
+ Câu 1: Trả lời câu hỏi:
a. Khi nào hoa bưởi đua nhau nở rộ?
b. Khi nào những cành xoan nảy lộc?
+ Câu 2: Những từ ngữ nào ở bảng bên:
a. Có thể dùng để đặt câu hỏi thay cho Khi nào?
b. Có thể dùng để trả lời câu hỏi Khi nào?
Nội dung ghi nhớ:
+ Câu 1:
a. Khi hoa nhài nở, hoa bưởi cũng đua nhau nở rộ.
b. Những cành xoan nảy lộc khi hơi xuân chớm đến, những cành xoan khô bỗng vỡ oà ra những chùm lộc biếc.
+ Câu 2: Những từ ngừ ở trong bảng (SGK):
a. Có thể được dùng để đặt câu hỏi thay cho Khi nào?: bao giờ, mùa nào, tháng mấy.
b. Có thể được dùng để trả lời câu hỏi Khi nào?: mùa xuân, tháng Hai, hôm qua.