Slide bài giảng tiếng Việt 2 cánh diều Bài 17 Bài đọc 2 Câu chuyện bó đũa
Slide điện tử Bài 17 Bài đọc 2 Câu chuyện bó đũa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 2 Cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
CHỦ ĐIỂM 3: EM Ở NHÀ
BÀI 17: CHỊ NGÃ EM NÂNG
BÀI ĐỌC 2: CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA
KHỞI ĐỘNG
GV giới thiệu trực tiếp vào bài học.
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Đọc thành tiếng
- Đọc hiểu
- Luyện tập
- Vận dụng
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Đọc thành tiếng
- GV tổ chức cho HS luyện đọc:
+ Đọc nối tiếp: GV chỉ định 3 HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn của bài. GV phát hiện và sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thế đọc của HS.
+ Đọc nhóm 3: GV yêu cầu HS đọc theo nhóm 3.
+ GV tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp trước lớp, cho cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
Nội dung ghi nhớ:
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc.
2. Đọc hiểu
Câu 1: Thấy các con không hòa thuận, người cha gọi họ đến, bảo họ làm gì?
Nội dung ghi nhớ:
Thấy các con không thuận, người cha gọi họ đến, bảo họ: “Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền”.
Câu 2: Vì sao không người con nào bẻ gãy được bó đũa? Chọn ý đúng:
a) Vì họ cầm cả bó đũa mà bẻ.
b) Vì họ bẻ từng chiếc một.
c) Vì họ bẻ không đủ mạnh.
Nội dung ghi nhớ:
a) Vì họ cầm cả bó đũa mà bẻ.
Câu 3: Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào?
Nội dung ghi nhớ:
Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.
Câu 4: Qua câu chuyện, người cha muốn khuyên các con điều gì?
Nội dung ghi nhớ:
Qua câu chuyện, người cha muốn khuyên các con phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Văn bản trên gồm mấy nhân vật?
A. Có 2 nhân vật B. Có 3 nhân vật
C. Có 4 nhân vật D. Có 5 nhân vật
Câu 2: Lúc nhỏ, những người con sống thế nào?
A. Anh em hay gây gổ nhau
B. Anh em thường nói xấu, ganh ghét nhau
C. Anh em sống hòa thuận, đoàn kết, yêu thương nhau
D. Anh em so bì, đố kị nhau
Câu 3: Người cha gọi các con lại để làm gì?
A. Trò chuyện vui vẻ cùng các con
B. Chia tài sản cho các con
C. Căn dặn các con cần phải chăm chỉ làm việc
D. Bảo họ rằng nếu ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền
Câu 4: Tại sao bốn người con không ai bẻ gãy được bó đũa?
A. Tại vì họ chưa dùng hết sức mạnh của mình để bẻ
B. Tại vì họ cầm cả bó đũa người cha đưa để bẻ
C. Tại bó đũa làm bằng kim loại nên không ai bẻ gãy được
D. Tại vì không ai muốn bẻ gẫy bó đũa cả
Câu 5: Một chiếc đũa được ngầm so sánh với gì? Cả bó đũa ngầm so sánh với gì?
A. Một chiếc đũa hay cả bó đũa ngầm so sánh với một người con trong câu chuyện
B. Một chiếc đũa được ngầm so sánh với một người con; cả bó đũa ngầm so sánh với cả bốn người con
C. Một chiếc đãu được ngầm so sánh với bốn người con; cả bó đũa ngầm so sánh với một người con
D. Một chiếc đũa hay cả bó đũa ngầm so sánh với cả bốn người con trong câu chuyện
Gợi ý đáp án:
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | D | C | D | B | B |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Các dấu phẩy trong câu sau có tác dụng gì?
Ông cụ bèn gọi con trai, con gái, con dâu, con rể đến khuyên răn.